(SKDS) - Thế kỷ 17 – 18 là thời điểm các hoàng tộc nhiều quốc gia châu Âu phải đối mặt với nhiều căn bệnh kỳ lạ truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác với tỉ lệ tử vong cao. Sau hàng trăm năm không thể lý giải, các nhà khoa học cuối cùng đã tìm ra nguyên nhân dẫn tới sự tồn tại của những căn bệnh lạ trong các gia đình hoàng tộc.
Căn bệnh phổ biến trong lịch sử châu Âu
Loại bệnh mang tính chất di truyền
Bản thân mầm bệnh máu khó đông là do di truyền của một loại gen đột biến từ thời của Nữ hoàng Victoria. Kể từ đó trở đi, cùng với các cuộc hôn nhân hoàng gia vì mục đích liên minh chính trị, lỗi đột biến gen của bệnh máu khó đông đã lan rộng ra các gia đình hoàng tộc khác trên khắp châu Âu. Những gia đình hoàng tộc bị phát hiện có sự tồn tại của căn bệnh hoàng gia sau nước Anh là Tây Ban Nha, Nga, Phổ…
![]() Người mắc bệnh Hemophilia dễ bị chảy máu không đông. |
Người con gái út của Nữ hoàng Victoria là Beatrice (tuy không có biểu hiện mắc bệnh) sau này đã sinh 4 người con. Trong đó một người con trai và một người con gái của bà không bị mắc bệnh, hai đứa trẻ còn lại gồm một trai, một gái được xác định mắc chứng máu khó đông. Nhìn vào sơ đồ phả hệ hoàng gia có thể thấy căn bệnh máu khó đông đã lan sang hoàng tộc Tây Ban Nha khi con gái của Beatrice là Eugenie lấy Vua Falfonso XIII của Tây Ban Nha. Họ đã sinh 6 người con và một số trong đó đã có biểu hiện của bệnh máu khó đông.
Trong khi đó, người con thứ 3 của Nữ hoàng Victoria là Alice đã truyền lại căn bệnh máu khó đông cho các gia đình hoàng gia Đức và Nga. 6 người con của Alice, trong đó 3 người bị mắc bệnh máu trắng. Cậu bé Frederick khi lên 3 tuổi đã bị thương tích dẫn tới chảy máu không ngừng trong 3 ngày và mất ngay sau đó. Con gái của Alice là Irene mặc dù không bị bệnh song có mang gen di truyền của căn bệnh hoàng gia. Irene đã cưới người anh họ của mình là Hoàng tử Henry của nước Phổ và sinh được 2 người con trai đều mắc bệnh.
Căn bệnh máu khó đông cũng xuất hiện trong Hoàng gia Đức, các Hoàng tử Waldemar, Hoàng tử Henry đều bị chết do bệnh máu khó đông. Người con gái khác của Alice là Alix sau này là vợ của Nga hoàng Tsar Nikolas II đã mang mầm bệnh đến cho Hoàng gia Nga. Bà sinh được 4 người con gái là Olga, Tatiana, Marie và Anastasia trước khi sinh người con trai Alexis được cả gia tộc mong đợi – người sau này sẽ thừa kế ngai vàng nước Nga. Tuy nhiên, Alexis đã không may bị di truyền chứng máu khó đông từ mẹ. Trước khi chết vì căn bệnh hoàng gia, những đứa trẻ này cùng với Nga hoàng Star Nikolas II đều bị giết trong cuộc Cách mạng tư sản Nga.
Đi tìm phương pháp chữa trị
Một trong những căn bệnh gây tỉ lệ tử vong cao nhất trong các gia đình hoàng tộc tại nhiều quốc gia châu Âu hồi thế kỷ 17 – 18 đã được xác định là bệnh máu khó đông – Hemophilia. Cho tới cuối thế kỷ 20, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra phương pháp chữa trị căn bệnh này. Ngày nay, chứng máu khó đông được chữa trị bằng cách truyền máu và thuốc đặc trị. Tuy nhiên, việc chữa trị đạt được hiệu quả thấp và rất tốn kém.
Bệnh máu khó đông xảy ra ở nam giới với tỉ lệ cao hơn phụ nữ: ở nam giới, trung bình cứ 10.000 người thì có một trường hợp mắc chứng máu khó đông, trong khi đó ở phụ nữ, cứ 100.000.000 người thì có một trường hợp mắc bệnh. Ngày nay, với nghiên cứu của khoa học, người ta đã làm rõ nguyên nhân gây bệnh máu khó đông là do lỗi gen xảy ra trên chuỗi chromosome X. Nam giới chỉ mang một chuỗi chromosome X nên khi lỗi gen xảy ra hoặc bị di truyền lại gen lỗi, người đàn ông bị mắc bệnh máu khó đông ngay lập tức, trong khi đó ở phụ nữ có mang hai chuỗi chromosome X, nên khi một chuỗi bị xảy ra lỗi gen, người phụ nữ có thể mang gen lặn đó trong người mà không bị phát bệnh. Tuy nhiên, nguy cơ người mẹ sẽ truyền lại gen mang bệnh đó cho các thế hệ sau là rất cao.
Có thể nói, căn bệnh hoàng gia đã trở thành nỗi ám ảnh đối với nhiều gia đình hoàng tộc tại các quốc gia châu Âu trong suốt thế kỷ 17 – 18. Dư âm của nỗi sợ hãi đối với các thành viên trong những gia đình hoàng tộc đã tồn tại hàng trăm năm sau mà không ai có thể lý giải cho tới khi các nhà khoa học làm rõ thực chất của căn bệnh.
Minh Ngọc
(TheoThe Royal Disease)