Hà Nội

Cảm động du học sinh mắc bệnh hiểm nghèo về nước hiến thân thể cho y học

25-08-2022 21:55 | Y tế

SKĐS - Duy mắc bệnh hiểm nghèo khi đang học ở Mỹ và được đưa về nhà ở Nam Định. Biết mình bị bệnh hiểm nghèo, những ngày cuối đời, chính Duy lại động viên cha mẹ, và mong muốn được hiến thân thể cho khoa học, để các bác sĩ có thể tìm hiểu thêm về các căn bệnh hiếm gặp...

Câu chuyện xúc động trên được ông Phạm Quang Nam – bố của anh Phạm Quang Duy (SN 1990, du học tại Mỹ), người đã hiến thân thể cho Trường Đại học Y Hà Nội - kể lại trong dòng nước mắt nghẹn ngào tại Lễ tri ân những người đã hiến thân thể cho nền y học nước nhà do Trường Đại học Y Hà Nội tổ chức ngày 25/8.

Xúc động câu chuyện nam sinh mắc bệnh hiểm nghèo mong muốn hiến thân thể cho y học khi qua đời - Ảnh 1.

Ông Phạm Quang Nam – bố của anh Phạm Quang Duy (SN 1990, du học tại Mỹ) chia sẻ câu chuyện xúc động về mong muốn được hiến thân thể cho Trường Đại học Y Hà Nội phục vụ y học Ảnh: Trần MInh

Cũng theo lời kể của ông Nam, gia đình ông lúc đó rất bàng hoàng nhưng sau khi trấn tĩnh lại, gia đình đã tìm hiểu về việc hiến thân thể cho y học và đã thực hiện nguyện vọng của con. 

"Chúng tôi cũng đã từng nghe có người nói gia đình tôi chắc được nhiều tiền khi hiến thân thể của con. Là những người trong cuộc, gia đình chúng tôi chỉ biết im lặng. Tuy nhiên, ước nguyện của con trai tôi được thực hiện và Nhà trường đã coi cháu như đồng nghiệp, như người thầy để giảng dạy cho sinh viên. Tôi rất xúc động"- ông Quang Nam chia sẻ.

Xúc động câu chuyện nam sinh mắc bệnh hiểm nghèo mong muốn hiến thân thể cho y học khi qua đời - Ảnh 2.

Tưởng nhớ đến những người đã hiến thân thể cho Trường Đại học Y Hà Nội

Lễ tri ân những người đã hiến thân thể cho nền học nước nhà 2022 mang chủ đề "Sứ mệnh trong nắng" được tổ chức đúng dịp Vu lan báo hiếu và kỷ niệm 120 năm thành lập Trường Đại học Y Hà Nội, nhằm tỏ lòng kính trọng và tri ân những người đã hiến thân thể cho khoa học, cho sự nghiệp giáo dục và nghiên cứu của Trường Đại học Y Hà Nội nói riêng, ngành Y nước nhà nói chung.

Tại buổi lễ, GS.TS Nguyễn Hữu Tú, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội chia sẻ rất hiếm người trẻ như con trai ông Quang Nam hiến thân thể cho công tác nghiên cứu, giảng dạy cho sinh viên ngành y. 

Xúc động câu chuyện nam sinh mắc bệnh hiểm nghèo mong muốn hiến thân thể cho y học khi qua đời - Ảnh 3.

GS.TS Nguyễn Hữu Tú, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội đặt hoa tri ân những người đã hiến xác cho nền y học Ảnh: Trần Minh

"Nhiều thứ có thể sẽ bị lãng quên theo thời gian nhưng đối với các thế hệ thầy cô, sinh viên, học viên ngành y sẽ không bao giờ quên những kỷ niệm với Bộ môn Giải phẫu cùng những "người thầy" đã hiến thân cho y học"- Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội bày tỏ.

Theo GS.TS Nguyễn Hữu Tú: Giải phẫu là môn khó nhất và quan trọng nhất trong các môn học cơ sở, là bộ môn sống còn của sinh viên trường y. Vì vậy, việc hiến thân thể cho môn giải phẫu là vô cùng cần thiết. 

"Thầy và trò Trường Đại học Y Hà Nội xin được tri ân những người đã hiến thân thể cho sự nghiệp của ngành y, đặc biệt là những người thân của họ đã vượt qua nhiều phong tục tập quán để thực hiện điều này"- GS.TS Nguyễn Hữu Tú xúc động nói.

Xúc động câu chuyện nam sinh mắc bệnh hiểm nghèo mong muốn hiến thân thể cho y học khi qua đời - Ảnh 4.

Thầy và trò Trường Đại học Y Hà Nội đặt hoa tưởng niệm "những người thầy thầm lặng”. Ảnh: Trần Minh

PGS.TS Ngô Xuân Khoa, Bộ môn Giải phẫu cho biết, suốt gần 100 năm qua, ông vẫn thực hiện công việc giảng dạy Giải phẫu cho biết bao nhiêu thế hệ sinh viên, học viên của Trường Đại học Y Hà nội.

"Chúng tôi gánh vác trọng trách cao cả và thiêng liêng là giữ gìn, nâng niu và chăm sóc cả phần tâm linh và thân thể những người thầy hiến thân thể cho Y học"- PGS.TS Ngô Xuân Khoa nói.

Theo PGS.TS Ngô Xuân Khoa: Chúng ta có mặt ở đây hôm nay, thành kính biết ơn và tưởng nhớ những người hiến thân thể cho Y học, những người thầy thầm lặng.

"Chúng ta biết ơn thân nhân và gia đình những người thầy thầm lặng, những người đã vượt qua giới hạn thông thường, đồng cảm thực hiện ý nguyện của người thân sau khi qua đời. Không có sự đồng cảm của gia đình, ý nguyện cao cả ấy không thực hiện được" - PGS.TS Ngô Xuân Khoa xúc động nói.

Xúc động câu chuyện nam sinh mắc bệnh hiểm nghèo mong muốn hiến thân thể cho y học khi qua đời - Ảnh 5.

Thầy và trò Trường Đại học Y Hà Nội đặt hoa tưởng niệm "những người thầy thầm lặng” đã hiến thân thể cho nền y học nước nhà Ảnh: Trần Minh

Việt Nam dự kiến tiếp nhận khoảng 8,4 triệu liều vaccine COVID-19 trong tháng 9/2022Việt Nam dự kiến tiếp nhận khoảng 8,4 triệu liều vaccine COVID-19 trong tháng 9/2022

SKĐS - Về nguồn cung vaccine COVID-19, theo dự kiến vào tháng 9 tới, Việt Nam sẽ tiếp nhận 7,8 triệu liều vaccine viện trợ cho người từ 12 tuổi trở lên; 0,6 triệu liều viện trợ cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi...


Thái Bình
Ý kiến của bạn