Cảm cúm khi nào cần nhập viện, ai dễ bị biến chứng nguy hiểm?

25-10-2023 07:00 | Bệnh thường gặp

SKĐS - Cảm cúm là một bệnh truyền nhiễm do virus cúm gây ra. Bệnh ảnh hưởng đến hệ hô hấp, bao gồm mũi, họng và phổi. Phần lớn những người bị cúm thường hồi phục mà không cần sự can thiệp của y tế. Tuy nhiên, trong trường hợp nặng vẫn có nguy cơ gây tử vong do các biến chứng liên quan.

7 cách phòng ngừa cảm cúm đơn giản7 cách phòng ngừa cảm cúm đơn giản

SKĐS - Cảm cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do các virus cúm gây ra. Bệnh bắt đầu đột ngột và thường kéo dài 7 - 10 ngày. Hầu hết mọi người đều bình phục hoàn toàn, nhưng ở người già, trẻ nhỏ và người có hệ miễn dịch yếu, cúm có thể chuyển biến nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong do các biến chứng.

Biểu hiện của cảm cúm

Cảm cúm thường gọi là bệnh cúm – là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do các virus cúm gây ra. Bệnh bắt đầu đột ngột và thường kéo dài 7 đến 10 ngày.

Hầu hết mọi người đều bình phục hoàn toàn. Tuy nhiên, đối với người già, trẻ nhỏ và người có hệ miễn dịch yếu, cúm có thể chuyển biến nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong do các biến chứng.

Một số triệu chứng cơ bản của cảm cúm:

Trên thực tế, cảm cúm có các triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường, chẳng hạn như sổ mũi, hắt hơi và đau họng. Đối với cảm lạnh thường biểu hiện dần dần, trong khi đó bệnh cúm lại khởi phát đột ngột.

Mặc dù các triệu chứng cúm không phổ biến, nhưng có thể bao gồm nhiệt độ cơ thể tăng cao, đau cơ, ớn lạnh và đổ mồ hôi.

Các triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa như nôn mửa và tiêu chảy có thể xảy ra khi mắc bệnh cảm cúm và thường gặp ở trẻ em hơn là ở người lớn. Do đó, điều quan trọng là phải phân biệt được bệnh cúm và cảm lạnh dựa trên sự khởi phát nhanh chóng, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, tránh để lại các biến chứng lâu dài.

Cảm cúm khi nào cần nhập viện, ai dễ bị biến chứng nguy hiểm? - Ảnh 2.

Cảm cúm là một bệnh truyền nhiễm do virus cúm gây ra.

Khi nào cần phải gặp bác sĩ?

Hầu hết các triệu chứng của bệnh cúm sẽ dần biến mất sau khoảng 4-7 ngày. Nhưng các biểu hiện ho khan, mệt mỏi phần lớn kéo dài hàng tuần và có thể lặp lại dai dẳng. Khi đó các biến chứng có thể xảy ra như: Viêm phổi, khó thở, tức ngực, suy hô hấp… thì cần nhập viện ngay.

Đặc biệt, nếu nghi ngờ mắc các loại virus cúm nguy hiểm như H5N1, H1N1, H7N9… hay có các triệu chứng cúm trở nặng và có nguy cơ bị biến chứng như:

  • Sốt cao hơn hoặc ho nặng hơn, đau rát họng nhiều, đau đầu đau cơ nhiều.
  • Thở gấp hoặc đau ngực, ho ra đờm có máu, đau cổ hoặc cứng cổ… thì cần nhập viện để được hỗ trợ và điều trị.

Các đối tượng có nguy cơ đối diện với các biến chứng nghiêm trọng bao gồm:

  • Trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ dưới 12 tháng tuổi.
  • Phụ nữ đang trong các giai đoạn khác nhau của thai kỳ, bao gồm những người dự định mang thai, hiện đang mang thai hoặc mới sinh con trong mùa cúm.
  • Người lớn tuổi, đặc biệt là những người từ 65 tuổi trở lên.
  • Các cá nhân cư trú hoặc làm việc tại các cơ sở công cộng, chẳng hạn như viện dưỡng lão, doanh trại quân đội và bệnh viện.

Những người thuộc nhóm có nguy cơ cao do tình trạng sức khỏe tiềm ẩn cũng dễ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng hơn, bao gồm những đối tượng: Hệ thống miễn dịch suy giảm. Chỉ số khối cơ thể (BMI) vượt quá 40. Rối loạn hệ thần kinh hoặc các tình trạng khác ảnh hưởng đến quá trình xử lý nhận thức.

Các nhóm có nguy cơ cao khác bao gồm người mắc các bệnh mạn tính như hen suyễn, bệnh tim, bệnh thận, bệnh gan và tiểu đường. Những người đã từng bị đột quỵ hoặc người dưới 20 tuổi được điều trị bằng Aspirin kéo dài cũng thuộc nhóm này.

Cảm cúm khi nào cần nhập viện, ai dễ bị biến chứng nguy hiểm? - Ảnh 3.

Tiêm vaccine để phòng ngừa bệnh cảm cúm.

Cách phòng tránh cảm cúm

Khi có biểu hiện của cảm cúm, để nhanh khỏi cần nghỉ ngơi và uống đủ 2 - 3 lít nước/ngày là có thể khỏi bệnh. Giảm các biểu hiện của bệnh có thể dùng các loại thuốc cảm cúm giúp làm giảm các triệu chứng như Paracetamol, Ibuprofen, thuốc giảm ho, thuốc thông mũi…

Nên súc miệng bằng nước muối ấm hay nước súc miệng chuyên dụng có thể làm giảm đau họng.

Để phòng cảm cúm cần có thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc gel diệt khuẩn, dùng khăn giấy để che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, vứt tất cả khăn giấy sau khi sử dụng xong.

Cần có chế độ dinh dưỡng khoa học để tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cơ thể, chống lại bệnh cúm bằng nhiều cách: Uống nhiều nước, ít nhất từ 2 đến 3 lít mỗi ngày; Ăn nhiều các rau củ quả giàu vitamin C như ổi, cam, dâu tây, kiwi, đu đủ, súp lơ… Tập thể dục thể thao thường xuyên.

Ngoài ra, vaccine cúm đang được phát triển liên tục để thích ứng với hầu hết các chủng cúm thường gặp. Vì thế, nên tiêm vaccine phòng chống hàng năm, đặc biệt là trẻ em dưới 2 tuổi.

BS. Nguyễn Thị Bích
Ý kiến của bạn