Hà Nội

Cải tạo vỉa hè Hà Nội: An toàn cho người tham gia giao thông cần phải được đảm bảo

24-11-2022 14:33 | Xã hội
google news

SKĐS - Phóng viên Báo Sức khỏe & Đời sống đã thực tế tại các đoạn vỉa hè đang được Hà Nội tiến hành cải tạo và lát lại vào chiều, tối. Đáng lo ngại, nhiều đoạn vỉa hè không có biến cảnh báo, chăng dây bảo vệ công trình, tiềm ẩn nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Ghi nhận thực tế của phóng viên vào tối qua 23/11, nhiều tuyến phố trên địa bàn thành phố Hà Nội đang thực hiện cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang vỉa hè, đảm bảo mỹ quan đô thị, trong đó có phần lát lại vỉa hè bằng đá tự nhiên.

Điển hình, trên tuyến phố Nguyễn Chí Thanh (Đống Đa), công tác triển khai sửa chữa vỉa hè, lát đá đã gần một tháng nay. Thay vì thi công cuốn chiếu, hoàn thành từng đoạn như nhiều nơi khác vẫn làm, thì dọc vỉa hè ở cả hai bên đường đang được đào xới lên lát lại.

Cải tạo vỉa hè Hà Nội: An toàn giao thông có được đảm bảo? - Ảnh 1.

Hệ thống bó vỉa hư hỏng, tràn ra lòng đường ảnh hưởng đến an toàn giao thông.

Cải tạo vỉa hè Hà Nội: An toàn giao thông có được đảm bảo? - Ảnh 2.

Những rãnh nước hai bên đường được đào sâu nhưng không được chăng dây hay đặt biển báo tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Trên vỉa hè, nhiều đoạn ngổn ngang đá, đường dây, đường ống, thậm chí chỗ chờ xe bus còn được tận dụng làm nơi để vật liệu xây dựng. Đất đá bị đào xới, vương vãi khắp nơi, tràn xuống cả lòng đường.

Đá, vật liệu xây dựng đổ đống trên vỉa hè, có nơi nhiều viên đá đã vỡ nát. Một số đoạn hệ thống bó vỉa hư hỏng tràn ra lòng đường, xuất hiện nhiều rãnh nước hai bên đường bị đào sâu nhưng chưa được che đậy tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Đáng nói tại đây không được chăng dây hay đặt biển cảnh báo, sẽ rất nguy hiểm cho người đi đường đặc biệt vào buổi tối khi hệ thống chiếu sáng đô thị ngừng hoạt động.

Cải tạo vỉa hè Hà Nội: An toàn giao thông có được đảm bảo? - Ảnh 3.

Sỏi đá, rác thải chất thành từng đóng chiếm dụng toàn bộ vỉa hè.

Cải tạo vỉa hè Hà Nội: An toàn giao thông có được đảm bảo? - Ảnh 4.

Phế thải xây dựng, vật liệu xây dựng ngang nhiên chất thành từng đóng chặn hoàn toàn lối đi lại trên vỉa hè, buộc người đi bộ phải đi xuống đường gây mất an toàn giao thông.

Dọc vỉa hè hai bên đường khu vực đang thi công tràn lan rác thải xây dựng, rác thải sinh hoạt khiến con đường này trở nên bừa bộn, nhếch nhác gây mất mỹ quan đô thị, người dân sinh sống quanh đây không khỏi bức xúc.

Một số công trình xây dựng dân dụng ngang nhiên chất vật liệu, phế thải thành từng đống chặn hoàn toàn vỉa hè buộc người đi bộ phải đi xuống lòng đường gây mất an toàn giao thông.

Cải tạo vỉa hè Hà Nội: An toàn giao thông có được đảm bảo? - Ảnh 5.

Đá lát ngổn ngang trên vỉa hè phố Trần Duy Hưng (Cầu Giấy).

Tình trạng trên cũng đang diễn ra trên một đoạn phố Trần Duy Hưng (Cầu Giấy), gạch đá lát nằm ngổn ngang trên vỉa hè, tràn xuống vỉa hè ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.

Tại phố Nguyễn Hữu Thọ (Hoàng Mai) đoạn đang thi công, vật liệu xây dựng bày la liệt trên vỉa hè, tràn xuống cả lòng đường, tại đây còn xuất hiện một rãnh nước được đào sâu dọc bên đường không được chăng dây, đặt biển báo tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Cải tạo vỉa hè Hà Nội: An toàn giao thông có được đảm bảo? - Ảnh 6.

Đá lát, phế thải nằm la liệt trên vỉa hè, dưới lòng đường Nguyễn Hữu Thọ (Hoàng Mai).

Cải tạo vỉa hè Hà Nội: An toàn giao thông có được đảm bảo? - Ảnh 7.

Rãnh thoát nước hai bên đường được đào sâu nhưng không có biện pháp đảm bảo an toàn giao thông.

Tại nhiều tuyến phố lát đá vỉa hè trên địa bàn Hà Nội, chỉ qua vài năm sử dụng, đá vỉa hè đã xuống cấp nghiêm trọng, có nơi vỡ nát, hư hỏng phần lớn. Điển hình như các tuyến đường: Nguyễn Trãi, Trần Phú, Chùa Bộc, Giảng Võ, Lê Văn Lương, Huỳnh Thúc Kháng,... có vỉa hè lát bằng đá tự nhiên cho thấy, tình trạng xuống cấp, hư hỏng nặng diễn ra phổ biến, xuất hiện những đoạn lởm chởm các vết nứt vỡ, lồi lõm, thậm chí tạo thành những hố nhỏ gây khó khăn cho việc đi lại của người dân.

Hà Nội đang đối phó với dịch sốt xuất huyết ra sao?Hà Nội đang đối phó với dịch sốt xuất huyết ra sao?

SKĐS - Đang là cao điểm của dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội, dự báo dịch có thể tiếp tục tăng từ nay đến hết tháng 11. Sau rất nhiều lần hẹn làm việc, Báo SK&ĐS phỏng vấn ông Vũ Duy Hưng, Trưởng phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế Hà Nội về công tác chống dịch hiện nay.


Đức Sơn
Ý kiến của bạn