Vừa qua, cháu tìm hiểu được biết chất xơ rất quan trọng và nếu thiếu cũng làm ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Vậy chất xơ thực phẩm có vai trò như thế nào đối với sức khoẻ và có ở những thực phẩm nào, thưa bác sĩ?
Vũ Thái Thơ (Hải Dương)
Chất xơ thực phẩm có nhiều trong trái cây, rau, ngũ cốc còn nguyên cám, các hạt họ đậu (gồm có chất xơ tan và không tan) tuy không trực tiếp cung cấp năng lượng và dưỡng chất nhưng lại thực hiện nhiều chức năng sinh học quan trọng. Đã có nhiều nghiên cứu về mối liên quan giữa các chất xơ với quá trình chuyển hóa lipid, chuyển hóa glucose và vai trò của chất xơ trong chế độ ăn với nguy cơ của bệnh tim mạch.
Chất xơ hòa tan bao gồm vỏ ngoài của các hạt, chất pectin có tác dụng giảm nguy cơ xơ vữa động mạch qua tác động và chuyển hóa lipid, lipoprotein và chuyển hóa glucose. Chất xơ cũng làm tăng sự nhạy cảm của insulin, giảm triglycerid, góp phần kiểm soát cân nặng và làm chậm tăng đường huyết sau ăn. Chất xơ còn làm nhuận tràng, phòng táo bón, ung thư đại tràng. Ngoài ra, chất xơ còn có tác dụng làm tăng khả năng miễn dịch hệ tiêu hóa nhờ việc làm tăng hệ vi khuẩn có ích trong lòng ruột, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, nhất là giảm tiêu chảy ở trẻ em.
Rau quả là nguồn cung cấp chất xơ quan trọng. Lượng chất xơ trong rau khoảng 0,3-3,5% tùy loại rau. Rau quả rất cần đối với trẻ em, người cao tuổi và những người mắc các bệnh như tim mạch, tiểu đường, béo phì. Trong rau, cellulose ở dưới dạng liên kết với các chất pectin tạo thành phức hợp pectin-cellulose kích thích mạnh nhu động ruột và tiết dịch ruột. Những khuyến cáo chung là nên ăn 20-35g chất xơ/ngày, tương đương với tiêu thụ tối thiểu 300g rau/người/ngày 100g quả chín.
Bs. Cẩm Nga
Dấu hiệu nhiễm