Xử trí trẻ bị dị ứng đúng cách
Tùy vào loại dị ứng mà trẻ gặp phải thì sẽ có một cách xử trí trẻ bị dị ứng khác nhau.
Xử trí khi trẻ bị dị ứng thời tiết
- Giữ vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ, tắm bằng nước ấm sạch, không ngâm mình, lau khô người sau khi tắm.
- Cắt móng tay cho trẻ để hạn chế xước da khi gãi khiến dị ứng bị lan rộng.
- Khi trẻ ra ngoài, cần được che chắn cẩn thận để hạn chế các nguy cơ độc hại như khói bụi, gió độc,...
- Không nên để trẻ tiếp xúc với chó mèo hay phấn hoa.
- Khi thấy bề mặt da có hiện tượng mẩn đỏ, ngứa rát, tuyệt đối không được gãi để tránh làm da bị tổn thương nặng hơn, trong trường hợp cần thiết phải đến gặp bác sĩ, tránh tình trạng nhiễm trùng da.
- Hạn chế tiếp xúc với khói bụi, phấn hoa
- Tránh uống sữa và ăn các thực phẩm chế biến từ sữa.
- Ăn đủ chất dinh dưỡng, nhiều trái cây, rau xanh, nước trà xanh và có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý để tăng sức đề kháng của cơ thể.
- Luôn giữ ấm cơ thể khi trời lạnh .Mặc quần áo có chất liệu thoáng mát, thấm mồ hôi.
- Cần phải đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.
Xử trí khi trẻ bị dị ứng thức ăn
Hệ thống miễn dịch của trẻ cần có thời gian để hình thành phản ứng miễn dịch với dị nguyên có trong thức ăn. Chính vì thế dị ứng thức ăn ít khi xảy ra khi lần đầu tiếp xúc với loại thức ăn đó. Với những trẻ em bị dị ứng với sữa, các bà mẹ cần lưu ý đọc kỹ thành phần của các loại sữa bột hoặc bột dinh dưỡng trước khi sử dụng cho con.
Các thức ăn hay gây dị ứng là đậu phộng, hạnh nhân, cá, hải sản, trứng (đặc biệt lòng trắng trứng), sữa… Khi phát hiện thấy trẻ có dấu hiệu bị dị ứng thức ăn, bố mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được thăm khám và kiểm tra dị nguyên …Từ đó, nếu phát hiện ra bệnh cần có các biện pháp điều trị. Cần sử dụng loại thuốc điều trị dị ứng theo chỉ định của bác sĩ.
Xử trí khi trẻ nổi mề đay
Để hạn chế được tình trạng nổi mề đay ở trẻ, phụ huynh có thể thực hiện các phương pháp sau:
- Chườm lạnh: sử dụng khăn mềm bọc đá hoặc túi chườm lạnh chườm lên vùng da bị nổi mề đay, thực hiện mỗi ngày 1 lần, 1 lần 10 phút.
- Giữ cơ thể trẻ luôn thông thoáng: ngoài việc giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ còn nên cho trẻ mặc những bộ quần áo thoải mái, thông thoáng.
- Không nên sử dụng các loại xà phòng và mỹ phẩm cho trẻ bởi sử dụng mỹ phẩm có thể khiến tình trạng kích ứng nặng nề hơn.
- Dùng nha đam: nha đam có tác dụng làm dịu da, giảm ngứa ngáy, khó chịu.
- Sử dụng thuốc: Cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
Cách làm giảm tác nhân dị ứng
- Làm sạch ga giường: Thường xuyên giặt ga giường trong nước nóng, sấy khô ở nhiệt độ nóng để loại khỏi tác nhân dị ứng.
- Không nên dọn giường ngay khi thức dậy, để chăn và ga được khô và loại bớt mạt nhà và vi khuẩn lưu lại sau 1 đêm ngủ.
- Sàn nhà: Không nên dùng thảm, nên dùng bề mặt nhẵn để loại bỏ nơi trú ngụ của mạt nhà.
- Không sử dụng nội thất có rất nhiều các chất gây dị ứng, nên dùng bề mặt nhẵn, hạn chế đồ bông, nếu sử dụng cần vệ sinh sạch thường xuyên.
- Tắm cho thú cưng hàng tuần để loại bỏ lông và vảy da gây dị ứng trong nhà.
- Thú nhồi bông có khả năng có nhiều mạt nhà, cần vệ sinh hàng tuần bằng nước nóng và sấy khô, tốt nhất nên hạn chế số lượng thú nhồi bông trong nhà.
- Hút bụi thường xuyên sẽ loại bỏ tác nhân dị ứng.
- Nếu có thể, nên làm sạch không khí phòng bằng máy lọc không khí, không được hút thuốc trong phòng của bé.
- Giữ độ ẩm ổn định, độ ẩm cao là môi trường cho nấm mốc phát triển.
- Nếu vào mùa phấn hoa, có thể hạn chế bằng việc đóng cửa sổ, nếu không hay để phòng thông thoáng và có ánh nắng, không khí được làm sạch tự nhiên.
- Kiểm soát các loài gây hại như chuột và gián.
Ngoài ra cần áp dụng các phương pháp: Không treo quần áo, khăn, chăn màn ở ngoài trời trong thời điểm phấn hoa cao vì phấn hoa có thể bám vào khăn, chăn,… Tránh các hoạt động ngoài trời vào sáng sớm vì đó là thời điểm lượng phấn hoa cao nhất trong ngày.
Xem thêm video được quan tâm
Nguyên nhân nào khiến bệnh trầm cảm gia tăng ở giới trẻ? | SKĐS