Cách xử trí giúp da cháy nắng hồi phục nhanh

19-07-2022 11:41 | Y học 360
google news

SKĐS - Để chữa lành và làm dịu làn da bị cháy nắng, việc cần làm là phải bắt đầu chăm sóc ngay khi nhận thấy dấu hiệu tổn thương.

1. Thế nào là da bị cháy nắng?

Ai cũng có thể gặp phải tình trạng da bị cháy nắng sạm đen nếu tiếp xúc trực tiếp quá lâu dưới ánh nắng mặt trời mà không được bảo vệ bằng kem chống nắng hay quần áo che phủ.

Cháy nắng có bản chất là phản ứng viêm của làn da trước yếu tố tiếp xúc là bức xạ tia cực tím (UV) đối với các lớp tế bào ngoài cùng của da. Sau khi bị cháy nắng, da có thể bắt đầu bong tróc. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang cố gắng loại bỏ các tế bào bị tổn thương. Bạn đừng bao giờ cố gắng tự lột da mà hãy để nó bong ra một cách tự nhiên.

Không chỉ có người có làn da trắng mà người da rám nắng hoặc ngăm đen, ánh nắng mặt trời vẫn có thể gây tổn thương tế bào, nguy cơ dẫn đến ung thư da. Cháy nắng có thể làm tăng nguy cơ viêm da, ung thư da

Ai có thể gặp phải tình trạng da bị cháy nắng sạm đen nếu tiếp xúc trực tiếp quá lâu dưới ánh nắng mặt trời mà không được bảo vệ bằng kem chống nắng hay quần áo che đậy.

Tổn thương da do cháy nắng. Ảnh minh hoạ.

2. Đối tượng nào dễ bị cháy nắng?

Cơ chế gây cháy da như sau: Melanin nằm ở lớp thượng bì của da và cũng chính là thành phần sắc tố quy định màu sắc da. Khi làn da tiếp xúc trực tiếp với các tia UV, tác động của những tia UV sẽ gây kích thích tăng sản xuất melanin, từ đó gây ra tình trạng da bị cháy nắng, sạm đen, đỏ da, sưng nề,…

Những người có nguy cơ bị cháy nắng là:

  • Da sáng màu.
  • Những người làm việc thường xuyên dưới ánh nắng mặt trời, làm việc ngoài trời.
  • Đi du lịch tới vùng khí hậu nắng nóng.
  • Chơi và tham gia các môn thể thao ngoài trời.
  • Những người đã từng bị cháy nắng.

3. Xử trí và phục hồi da cháy nắng thế nào?

Khi da bị cháy nắng cảm giác khó chịu, bỏng rát, đau ngày một tăng. Lúc này bạn cần phảit xử lý sớm và nhanh bằng cách:

  • Nhanh chóng hạ nhiệt. Có thể ngâm mình trong bồn tắm nước mát để hạ nhiệt.
  • Đắp gạc lạnh lên các chỗ bị cháy da.
  • Dùng nước đá để chườm lạnh nhưng không nên đặt viên đá trực tiếp lên vết cháy nắng.
  • Không dùng xà phòng có hoạt tính mạnh vì có thể gây kích ứng da nhiều hơn.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm bôi lặp lại để giữ ẩm cho làn da.
  • Uống nhiều nước bao gồm nước lọc, nước trái cây, nước thanh nhiệt hay các loại đồ uống thể thao giúp bổ sung chất điện giải ngay lập tức và trong suốt quá trình da đang dần lành lại.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp quá lâu với ánh nắng mặt trời vào thời điểm từ 10 giờ đến 16 giờ, vì đây là thời điểm tia cực tím hoạt động mạnh và dễ gây tổn thương cho da.
Ngoài việc bôi kem chống nắng, bạn cũng cần kết hợp các phương pháp che chắn khác như áo, kính râm, khẩu trang…

Ngoài việc bôi kem chống nắng, bạn cũng cần kết hợp các phương pháp che chắn khác như áo, kính râm, khẩu trang…

4. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Cháy nắng sẽ làm tổn thương da theo nhiều cách, ban đầu có thể là một cơn đau, mẩn đỏ và khó chịu trong thời gian ngắn; khi vết cháy nắng mất đi, tổn thương lâu dài vẫn còn, bao gồm cả nguy cơ ung thư.

Sau vài giờ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, da sẽ bắt đầu xuất hiện những triệu chứng cháy nắng. Khi bị cháy nắng, da sẽ đỏ ửng, nóng, ngứa, đau, sưng nề, có nhiều bọng nước nhỏ trên da. 

Bạn hãy đến bác sĩ khi:

  • Da cháy nắng bị phồng rộp.
  • Người cảm thấy nôn nao, mệt mỏi, buồn nôn.

Các bước bôi kem chống nắng đúng cách

  • Rửa mặt, tẩy trang đúng cách
  • Bạn chấm 1 lượng vừa đủ kem chống nắng lên đầu ngón tay (da mặt sẽ khoảng 1/4 muỗng cà phê, tức khoảng 1 gram, toàn thân khoảng 25 – 30gram) sau đó chấm kem lên 5 điểm trên mặt là trán, mũi, 2 má và cằm.
  • Dùng 2 hoặc 3 đầu ngón tay xoa đều những điểm có kem đó theo hình vòng tròn sao cho kem phủ đều lên mặt 1 lớp. Tránh việc chỗ kem dày, chỗ thì kem mỏng.
  • Sau đó dùng bàn tay vỗ nhẹ lên mặt để kem bám và thấm vào da, đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Nếu là phụ nữ thì bạn có thể trang điểm tiếp.

Lưu ý: Ngoài việc bôi kem chống nắng, bạn cũng cần kết hợp các phương pháp che chắn khác như áo, kính râm, khẩu trang…

Xem thêm video được quan tâm:

Phương pháp loại bỏ căng thẳng trước khi ngủ


BS. Phương Hồ
BV Da liễu TW
Ý kiến của bạn