Hà Nội

Cách xử trí chảy máu mũi ở người lớn

28-07-2014 07:00 | Tin nóng y tế
google news

SKĐS - Tôi năm nay 55 tuổi, gần đây thỉnh thoảng bị chảy máu mũi tuy nhiên toàn trạng không thấy gì khác thường. Xin hỏi chảy máu mũi như thế có nguy hiểm không? khi chảy cần làm gì để cầm máu nhanh?

Tôi năm nay 55 tuổi, gần đây thỉnh thoảng bị chảy máu mũi tuy nhiên toàn trạng không thấy gì khác thường. Xin hỏi  chảy máu mũi như thế có nguy hiểm không? khi chảy cần làm gì để cầm máu nhanh?

Đặng Văn Hồng (Thái Nguyên)

Vách ngăn trong hốc mũi được 5 động mạch phân nhánh bao phủ thành một màng lưới mạch máu chằng chịt dày đặc, để sưởi ấm không khí trước khi vào phổi. Vì thế mọi sự va chạm, hoặc nóng trong người hoặc ăn uống thiếu chất rất dễ bị chảy máu cam (còn gọi chảy máu mũi)

Nguyên nhân chảy máu mũi rất phức tạp. Tại chỗ: có thể do viêm nhiễm, do khối  u lành tính( u máu, polyp chảy máu, u xơ vòm mũi họng); u ác tính( ung thư mũi, ung thư càng hàm,ung thư vòm mũi họng), do chấn thương ; do bệnh về máu và thành mạch( bệnh bạch cầu , giảm tiểu cầu,suy tủy, tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu); các bệnh toàn thân như sốt xuất huyết, suy gan ,thận mạn tính...

Xử trí khi bị chảy máu mũi : tùy mức độ chảy máu nhẹ hay chảy máu nặng. Nếu chảy máu nhẹ , thường chảy máu ở điểm mạch, chảy máu có tính chất tự cầm( thường gặp ở trẻ em) nên chỉ cần làm động tác đơn giản như dùng hai ngón tay bóp  cánh mũi vào vách ngăn , chờ 3-4 phút rồi từ từ bỏ ra sẽ hết chảy. Trường hợp chảy máu nặng cần xử lý tại cơ sở y tế đôi khi cần nhét bấc mũi sau lưu trong 24 giờ mới rút. Như trên đã nói có nhiều nguyên nhân gây chảy máu mũi do vậy để điều trị triệt để phải khám xác định nguyên nhân

Trường hợp của bác nếu chảy đã nhiều lần cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để xem có bất thường gì không. Ngoài ra, bác cũng phải đi khám tổng quát xem có tăng huyết áp, xơ vữa động mạch hay không để được tư vấn điều trị sớm tránh hậu quả đáng tiếc.

BS. Nguyễn Quang Vinh


Ý kiến của bạn