Hà Nội

Cách vận động cơ thể với người cao tuổi

11-08-2014 09:31 | Y học 360
google news

SKĐS - Ngày nay, nhiều người cao tuổi cho là mình phải giữ gìn và duy trì tiềm năng của cơ thể bằng cách thư thả về thể xác và cho rằng người cao tuổi phải nghĩ ngơi, dưỡng sức

Ngày nay, nhiều người cao tuổi cho là mình phải giữ gìn và duy trì tiềm năng của cơ thể bằng cách thư thả về thể xác và cho rằng người cao tuổi phải nghĩ ngơi, dưỡng sức. Tập luyện chỉ phí sinh lực, mất calo, hao mòn cơ thể. Tuy nhiên, thực tế nếu người cao tuổi không vận động, một đời sống ít vận động sẽ hại cho cả sức khỏe cũng như sự trường thọ và đưa tới sự sớm hủy hoại về tâm thần, thể xác.

Tại sao người cao tuổi cần vận động?

Đối với người cao tuổi, các cơ bắp và khối xương teo lại, yếu đi. Tế bào mỡ to lên, chiếm chỗ của bắp thịt khiến cơ thể béo phì. Tim đập yếu, khả năng sử dụng dưỡng khí giảm, nuôi dưỡng kém, làm ta dễ mệt mỏi, uể oải chán nản. Con người trở nên kém linh hoạt, di chuyển chậm chạp, buông xuôi mọi việc, khiến co mọi người có cảm giác nhìn già đi, một sự già trước tuổi.

Người cao tuổi cần tăng cường vận động để giữ gìn sức khỏe.

Sinh học đã chứng minh ngưng trệ đưa tới sự thoái hóa. Mà cơ thể ta gồm 60% là chất lỏng. Cho nên, vào tuổi già mà tự cho phép mình sống một đời sống tĩnh tại, không vận động, thì chắc là bệnh hoạn cũng như tử vong sẽ đến nhanh.

Sự sung sức của người còn trẻ là một tự do lựa chọn, nhưng với người cao tuổi, nó là một cái gì thiết yếu. Hãy nghĩ tới cái đồng hồ chạy bằng dây cót xưa kia. Nó ngưng chạy không phải vì hư mòn hay đổ vỡ, mà nó cần lên dây cót. Người cao tuổi cũng vậy, cần phải vận động.

Ích lợi của sự vận động cơ thể thì vô biên, vận động sẽ giúp tăng sự nhịp nhàng của toàn thân; tim phổi tăng hiệu năng; hỗ trợ duy trì ổn định huyết áp và cholesterol; khớp xương co duỗi tốt, thịt xương cứng cáp; trí óc sáng suốt, nhạy cảm hơn, tâm thần thoải mái, yêu đời tuổi thọ sẽ cao hơn.

Vận động như thế nào?

Hãy sắp đặt một chương trình luyện tập thích hợp với tuổi, sức khỏe, hoàn cảnh, điều kiện của mình. Dành cho sự vận động một thì giờ ưu tiên và cố định trong ngày, coi sự vận động như một nhu cầu chứ không phải để giải trí. Hãy tự lên lịch để vận động, rồi giữ mọi thời gian, kiên nhẫn tiếp tục chương trình tập luyện. Không sợ hãi tập thể dục, coi vận động như người bạn đồng hành, đồng chí của các cơ năng trong người mình.

Sự bỏ đi không được dùng đến, sự xao lãng không chăm sóc, sự lười biếng không vận động là những nguyên nhân đưa tới hao mòn sức khỏe, gây bệnh tật cho cơ thể.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

 


Ý kiến của bạn