Hà Nội

Cách tự chữa trị cảm giác cô đơn hậu đại dịch COVID-19

16-03-2022 20:20 | Sức khỏe tâm hồn

Cho cơ thể nghỉ ngơi, đối xử tốt bụng với người khác, tương tác trực tiếp với mọi người hay chi tiêu thông minh là một trong số những gợi ý giúp con người loại bỏ cảm giác cô đơn do đại dịch COVID-19.

F0 cần làm gì để bảo vệ bản thân trước hậu COVID-19?F0 cần làm gì để bảo vệ bản thân trước hậu COVID-19?

SKĐS - Theo các chuyên gia y tế, có rất nhiều triệu chứng hậu COVID mà người bệnh có thể phải đổi mặt. Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân trước tình trạng hậu COVID-19 vẫn là tránh nhiễm virus ngay từ đầu, tiêm phòng vaccine đầy đủ, tuân thủ các biện pháp sức khỏe công cộng...

Cô đơn là cảm thấy một mình dù các tiếp xúc xã hội nhiều như thế nào. Cảm giác này có thể tác động đến tất cả chúng ta - già, trẻ, lớn, bé - và vào bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời.

Thời điểm đại dịch COVID-19 mới bùng phát, vào tháng 4/2020, 53% người Mỹ cho biết họ cảm thấy cô đơn hoặc bị cô lập về mặt xã hội, tăng so với trước một năm.

Năm 2022, các cuộc thăm dò gần đây tại New York cho thấy có tới 67% người Mỹ được hỏi cho biết họ cảm thấy cô lập về mặt xã hội hơn.

Cách tự chữa trị cảm giác cô đơn hậu đại dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Đại dịch COVID-19 làm gia tăng cảm giác cô đơn. (Ảnh: THX/TTXVN)

Cách đây gần 2 năm, các biện pháp phòng đại dịch COVID-19, theo đó yêu cầu mọi người ở trong nhà, đóng cửa hàng loạt cửa hàng, và sự bắt đầu của cái có thể là một trạng thái sợ hãi thường trực đã xâm chiếm nước Mỹ, biến các thành phố sôi động như New York thành những "thành phố ma," khiến mọi người bị cô lập về mặt xã hội ở một mức độ nào đó.

Nhưng tờ The New York Times đã chỉ ra rằng các biện pháp trên không đem lại nhiều lợi ích bởi ở trong nhà không giúp giảm số ca mắc COVID-19 cũng như không ngăn chặn sự lây lan virus trong dài hạn. Ngược lại, một hậu quả của biện pháp này là làm gia tăng cuộc khủng hoảng cô đơn vốn đang tồn tại.

Vô số các nghiên cứu đã được công bố về các tác động tiêu cực của cảm giác cô đơn và cô lập về xã hội đến sức khỏe con người, bao gồm tình trạng viêm nhiễm và tăng hormone trầm cảm, có thể dẫn tới nhiều bệnh trong cơ thể.

Tuần này, Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) đã công bố một báo cáo cho thấy cảm giác cô lập về xã hội làm tăng 50% nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ, 29% nguy cơ mắc bệnh về tim và 32% nguy cơ đột quỵ.

Các cơ sở y tế công cộng có một nhiệm vụ tạo thêm điều kiện để người Mỹ tiếp cận với các nguồn lực giúp họ chiến đấu chống lại căn bệnh cô đơn này, nhưng cũng có nhiều cách mà từng người có thể tự làm để chữa trị cho mình. Sau đây là một số gợi ý:

- Hãy cho cơ thể nghỉ ngơi: Nếu bạn không yêu bản thân mình, bạn sẽ không tạo lý do gì để người khác yêu bạn. Đổ lỗi cho mình sẽ không giúp bạn thoát khỏi cảm giác cô đơn, nhưng khuyến khích bản thân có thể hữu ích cho việc này.

Hãy ngừng việc tự vấn mình và hãy chăm sóc bản thân. Nhớ rằng ai cũng có lúc thất bại và không cần phải cảm thấy tồi tệ về điều đó khi nó xảy ra.

Hãy yêu bản thân mình hơn bằng cách nói với mình những lời tích cực, ngủ ngon hơn, dành nhiều thời gian hơn với thiên nhiên, cải thiện chế độ ăn.

Tất cả điều này có thể giúp tăng cường các loại vitamin, khoáng chất và hormone mà cơ thể rất cần để cảm thấy bớt cô đơn.

- Hãy tốt bụng với người khác: Làm việc tốt nào đó cho người khác cũng giúp tăng serotonin, loại hormone giúp ta cảm thấy hài lòng và hạnh phúc.

Tương tự như tập thể dục, việc giúp đỡ người khác cũng giải phóng endorphin, loại giúp giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ.

Vì vậy, hãy làm từ thiện, mua bữa ăn trưa cho ai đó hoặc quyên góp cho một mục đích xứng đáng. Bạn không chỉ giúp đỡ người khác mà cũng đang giúp đỡ chính mình.

Cách tự chữa trị cảm giác cô đơn hậu đại dịch COVID-19 - Ảnh 3.

Giao lưu, tương tác trực tiếp với người khác sẽ giúp giảm bớt cảm giác cô đơn do đại dịch COVID-19. (Ảnh: THX/TTXVN)

- Tương tác trực tiếp với mọi người: Tương tác trực tiếp với mọi người có thể cải thiện cảm xúc của bạn và giảm cảm giác lo lắng và thất vọng.

Các hoạt động có sự tham gia của người khác, như tập thể thao hay tụ tập mọi người có thể giúp tác động tích cực đến sức khỏe tâm thần.

- Chuyển sự tập trung trên mạng: Thay vì thụ động xem mạng truyền thông xã hội, hãy làm điều gì đó có sự tham gia tích cực lành mạnh với người khác, không phải tương tác bằng cách chỉ trích hay trêu trọc người khác.

Hãy chơi các trò chơi trên mạng như chơi cờ tướng với một ai đó. Cũng có thể cân nhắc tham gia một diễn đàn hoặc bình luận về nội dung mà bạn quan tâm. Bạn càng tương tác với mọi người trong lúc lướt web, bạn sẽ càng cảm thấy kết nối hơn.

- Chi tiêu thông minh: Thay vì chi tiền mua sắm online cho quần áo mới, hãy dành tiền để tiết kiệm và để có thêm kinh nghiệm.

Mua sắm theo xu hướng mới nhất chỉ tạo cảm xúc tức thời ngắn hạn, nhưng dành tiền tiết kiệm và sử dụng nó để có thêm kinh nghiệm, kỹ năng sẽ tạo tác động lâu dài.

Kinh nghiệm có thể đơn giản là đi nhà hát, vào bảo tàng hoặc có thể là đi du lịch. Tiêu tiền để có thêm kinh nghiệm sẽ tốt hơn cho sức khỏe tâm thần và có thể kết bạn mới.

Con người là thực thể xã hội và đại dịch COVID-19 đã làm gián đoạn các xu hướng tự nhiên của chúng ta. Trước khi quá muộn, hãy cam kết vào các quan hệ xã hội có chất lượng để cải thiện các cơ hội sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn của mình.

Nguy cơ trầm cảm của các bác sĩ trong đại dịch COVID-19Nguy cơ trầm cảm của các bác sĩ trong đại dịch COVID-19

SKĐS - Theo kết quả một nghiên cứu vào đầu tuần này trên tạp chí PLOS ONE, đại dịch COVID-19 đã gây ra tình trạng lo âu và trầm cảm ở nhiều bác sĩ.

Bích Liên (TTXVN/Vietnam+)
Ý kiến của bạn