Hà Nội

Cách trị cảm lạnh an toàn ở người bệnh tăng huyết áp

07-01-2024 14:03 | An toàn dùng thuốc

SKĐS - Đối với người bệnh tăng huyết áp cần lựa chọn khi dùng thuốc điều trị cảm lạnh, vì một số thành phần trong thuốc trị cảm lạnh có thể làm tăng huyết áp...

1. Thuốc cảm không kê đơn có an toàn với người bị tăng huyết áp không?

Trong các loại thuốc điều trị cảm lạnh thì các chất co mạch, giúp thông mũi gây lo ngại nhất cho những người bị huyết áp cao.

Thuốc thông mũi giúp không bị ngạt, người bệnh dễ thở hơn, nhưng thuốc làm hẹp các mạch máu, có thể làm giảm sưng ở vùng mũi và các bộ phận khác của cơ thể. Khi mạch máu bị hẹp, máu sẽ khó lưu thông có thể làm tăng huyết áp.

Do đó, đối với người bị tăng huyết áp (huyết áp cao) hãy kiểm tra nhãn thuốc ho, cảm lạnh, cúm và xoang cẩn thận. Một số loại thuốc này có nhãn cảnh báo dành cho những người bị huyết áp cao hoặc đang dùng thuốc huyết áp.

Kiểm tra thành phần để xem sản phẩm có chứa chất thông mũi hay không và không dùng các loại thuốc này nếu bạn bị huyết áp cao hoặc không kiểm soát được huyết áp.

Tên của thuốc thông mũi bao gồm:

Ngoài ra, hãy kiểm tra nhãn thuốc để biết hàm lượng natri có trong sản phẩm thuốc, vì quá nhiều muối có thể làm tăng huyết áp.

Cách trị cảm lạnh an toàn ở người bệnh tăng huyết áp- Ảnh 1.

Các chất co mạch, giúp thông mũi trong thuốc trị cảm lạnh gây lo ngại nhất cho những người bị tăng huyết áp.

2. Cách trị cảm lạnh an toàn ở người tăng huyết áp

Nếu bạn bị huyết áp cao và cần điều trị các triệu chứng cảm lạnh, hãy thử những lời khuyên sau:

- Chọn loại thuốc cảm dành riêng cho người bị tăng huyết áp: Một số loại thuốc cảm lạnh không chứa thuốc thông mũi có thể dùng cho người tăng huyết áp. Do đó, người bệnh cần đọc kỹ nhãn thuốc để biết điều này.

- Hãy cân nhắc dùng thuốc giảm đau một cách cẩn thận: Các thuốc như paracetamol (acetaminophen) hoặc NSAID… dùng điều trị các triệu chứng của cảm lạnh như: Sốt, đau họng, nhức đầu hoặc đau nhức cơ thể… Tuy nhiên không dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) cho người tăng huyết áp vì chúng có thể dẫn đến huyết áp cao. Ví dụ về NSAID như ibuprofen (motrin IB, advil) và naproxen natri (aleve)…

- Dùng nước muối xịt mũi: Để điều trị nghẹt mũi, hãy thử xịt mũi bằng nước muối có thể giúp làm sạch mũi giảm nghẹt mũi.

- Súc họng bằng nước muối: Để làm dịu cổ họng, điều trị đau hoặc ngứa họng, hãy súc miệng bằng nước muối ấm. Bạn cũng có thể thử uống nước ấm với chanh và mật ong hoặc bạc hà.

- Uống nhiều nước: Uống nước, nước trái cây, trà hoặc súp… cũng giúp giảm đau họng.

- Tăng độ ẩm trong nhà: Sử dụng máy tạo độ ẩm phun sương mát hoặc máy hóa hơi để làm ẩm không khí. Điều này có thể làm giảm tắc nghẽn và ho.

- Nghỉ ngơi nhiều: Nếu bạn cảm thấy không khỏe, hãy dành thời gian nghỉ ngơi sẽ giúp cơ thể nhanh phục hồi.

Lưu ý, trong trường hợp các triệu chứng của cảm lạnh kéo dài hơn 10 ngày hoặc tồi tệ hơn, hãy đi khám.

Các phương pháp điều trị cảm lạnhCác phương pháp điều trị cảm lạnh

SKĐS - Cảm lạnh là thể bệnh có thể gặp ở 4 mùa trong năm, nhưng hay gặp nhất là mùa thu và mùa đông. Nguyên nhân do chính khí (sức đề kháng) kém, hàn tà (yếu tố gây bệnh) xâm nhập vào cơ thể.

Mời độc giả xem thêm video:

14 món ăn giúp trị cảm lạnh có thể bạn chưa biết?

DS. Nguyễn Kim Thủy
Ý kiến của bạn