Hà Nội

Cách tránh đột quỵ khi du lịch tới vùng nóng nực

21-07-2015 14:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Khi quyết định đi nghỉ hè, nhiều du khách thường thích nơi có khí hậu ấm áp đặc biệt là người phương Tây. Nhưng dù thời tiết nóng có thể là một niềm vui...

Khi quyết định đi nghỉ hè, nhiều du khách thường thích nơi có khí hậu ấm áp đặc biệt là người phương Tây. Nhưng dù thời tiết nóng có thể là một niềm vui, song nó cũng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt với những ai không hợp khí hậu. Theo Mayo Clinic, phải mất vài tuần cho cơ thể tập thích ứng với nhiệt độ thay đổi đột ngột, nhưng ít ai đi nghỉ mát dài ngày. Đột quỵ do thay đổi nhiệt độ là một trong số căn bệnh tim mạch nguy cấp, bệnh xảy ra khi cơ thể không thể kiểm soát được thân nhiệt. Cơ chế đổ mồ hôi nhằm làm mát cơ thể sẽ gây mất nước đột ngột, hoa mắt, nôn, đau đầu… Trong trường hợp nặng có thể dẫn đến bất tỉnh và trong các trường hợp nặng có thể gây tử vong. Trẻ em, người cao tuổi, người nặng cân và những ai đang sẵn mang bệnh mạn tính là đối tượng có nguy cơ đột quỵ cao nhất.

Một số biện pháp giảm thiểu nguy cơ đổ bệnh như trú trong bóng mát để làm giảm nguy cơ gây ra bệnh tim mạch; mặc quần áo rộng rãi, quần áo nhẹ và có màu sáng cũng có thể giúp cơ thể đổ mồ hôi và làm lạnh thân nhiệt. Uống nhiều nước, tránh uống rượu bia, luôn làm cho cơ thể đủ nước để đổ mồ hôi và duy trì thân nhiệt bình ổn. Giới hạn hoạt động ngoài trời vào ban ngày và ban đêm - khi trời trở lạnh - cũng có thể làm giảm nguy cơ phát các bệnh liên quan đến tim mạch. Nếu bạn có nhiều hoạt động, hãy uống 2 đến 4 ly nước mỗi giờ. Tránh để da cháy nắng vì nó không chỉ gây ra các rủi ro sức khỏe dài hạn mà còn khiến cơ thể giảm khả năng làm mát, tăng rủi ro phát các bệnh tim mạch. Nếu nằm cạnh hồ bơi, ngâm cơ thể trong nước có thể giúp bạn luôn mát mẻ, nhưng không nên ngâm lâu quá vì lại phản tác dụng.

Chuẩn bị y tế khi đi du lịch

Bạn nên tiêm chủng trước khi đi du lịch nước ngoài, nhất là đến những quốc gia đang phát triển, nơi điều kiện vệ sinh tồi tàn và rủi ro lây nhiễm cao; hãy đem theo thuốc xịt hoặc kem thoa da để phòng ngừa muỗi và côn trùng đốt khi bạn đi du lịch đến nơi xa. Một điều cần chuẩn bị trước là bạn hãy nên kiểm tra trước các dịch vụ y tế tại nơi đến, cũng như bạn nên chuẩn bị một hộp thuốc dự phòng để lỡ may có thể khắc phục khi bị đứt tay, chân, trầy da hoặc bong gân và bảo hiểm y tế du lịch nhằm giảm bớt đi gánh nặng tài chính khi phải nhập viện điều trị hoặc tới phòng khám khi đang ở nước ngoài.

Mời độc giả đón đọc phần 3:"Ký sinh trùng hồ bơi – Thủ pạm gây bệnh " vào lúc 8h ngày 22/7/2015

(Theo Tin tức y học ngày nay, 1/7/2015)

NGUYỄN THANH HẢI

 

 

 

 

 

 


Ý kiến của bạn