Cách tính lương hưu hàng tháng mới nhất với người lao động

09-07-2025 06:33 | Xã hội
google news

SKĐS - Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025 với nhiều thay đổi quan trọng trong chính sách BHXH, trong đó điều chỉnh cách tính mức hưởng lương hưu hằng tháng.

Từ 1/7, mức lương hưu được xác định thế nào?Từ 1/7, mức lương hưu được xác định thế nào?

SKĐS - Từ 1/7, điều kiện để hưởng lương hưu là đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) từ đủ 15 năm trở lên rút ngắn thời gian đóng 5 năm so với quy định trước đó.

Theo quy định của Luật BHXH năm 2024, từ 1/7, thời gian đóng BHXH được giảm xuống 15 năm để hưởng lương hưu với cả nam và nữ, cách tính mức hưởng lương hưu cũng đã được điều chỉnh.

Đối với lao động nữ: Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH.

Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, tỷ lệ hưởng sẽ được tính thêm 2%, mức tối đa là 75% tương ứng với 30 năm đóng BHXH.

Đối với lao động nam: Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tương ứng với 20 năm đóng BHXH.

Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, tỷ lệ hưởng sẽ được tính thêm 2%, mức tối đa là 75% tương ứng với 35 năm đóng BHXH.

Cách tính lương hưu hàng tháng mới nhất với người lao động- Ảnh 2.

Bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH (mức bình quân) để hưởng lương hưu được quy định chi tiết với các đối tượng lao động. Ảnh minh họa

Về mức tiền lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH hưởng lương hưu của nhóm này tính theo lộ trình 5-20 năm cuối với người gia nhập hệ thống tùy thời điểm. Người gia nhập từ 1/1/2025 trở đi tính bình quân toàn bộ quá trình.

Theo quy định tại Thông tư 12/2025, quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội được Bộ Nội vụ ban hành đã nêu rõ công thức tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH (mức bình quân) để hưởng lương hưu của lao động khu vực công.

Cụ thể, với lao động tham gia BHXH trước ngày 1/1/1995, mức bình quân là tổng số tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 5 năm cuối (60 tháng) trước khi nghỉ hưu chia cho 60.

Với lao động tham gia BHXH từ ngày 1/1//1995 đến 31/12/2000, mức bình quân là tổng số tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 6 năm cuối (72 tháng) trước khi nghỉ hưu chia cho 72.

Với người tham gia BHXH từ 1/1/2001 đến 31/12/2006, mức bình quân là tổng số tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 8 năm cuối (96 tháng) trước khi nghỉ hưu chia cho 96.

Với người tham gia BHXH từ 1/1/2007 đến 31/12/2015, mức bình quân là tổng số tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 10 năm cuối (120 tháng) trước khi nghỉ hưu chia cho 120.

Với người tham gia BHXH từ 1/1/2016 đến 31/12/2019, mức bình quân là tổng số tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 15 năm cuối (180 tháng) trước khi nghỉ hưu chia cho 180.

Với người tham gia BHXH từ 1/1/2020 đến 31/12/2024, mức bình quân là tổng số tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 20 năm cuối (240 tháng) trước khi nghỉ hưu chia cho 240.

Với người tham gia BHXH từ 1/1/2025 trở đi, mức bình quân là tổng số tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng.

Với lao động khu vực doanh nghiệp, căn cứ đóng là tiền lương tháng gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng được tính toàn bộ quá trình tham gia.

Nhóm lao động vừa có thời gian đóng thuộc khu vực nhà nước, vừa hưởng lương doanh nghiệp thì bình quân tiền lương làm căn cứ đóng được tính theo công thức tổng tiền lương đóng ở cả hai khu vực chia cho tổng số tháng đóng BHXH.

Xem thêm video được quan tâm:

Điểm mới của luật bảo hiểm xã hội về lương hưu người dân cần biết | SKĐS


Minh Ngọc
Ý kiến của bạn