Cách thoát khỏi trầm cảm sau sinh của một bà mẹ bỉm sữa

19-10-2018 08:46 | Đời sống
google news

SKĐS - Vụ việc bé sơ sinh còn nguyên dây rốn tử vong do rơi xuống từ chung cư HH Linh Đàm vào tối qua khiến nhiều người dân rớt nước mắt vì đau xót.

Khoảng 20h30’ tối qua 18/10/2018 tại sân chơi giữa tòa HH1 và HH2 chung cư HH Linh Đàm (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai - Hà Nội), nhiều người dân bất ngờ nghe tiếng động mạnh và phát hiện thi thể một trẻ sơ sinh còn nguyên dây rốn.

Ngay sau khi xảy ra sự việc, một số người dân đã gọi báo cho công an phường sở tại và công an quận Hoàng Mai. Nhiều người dân tỏ ra sợ hãi và bày tỏ niềm thương tiếc đối với cháu bé. Nhiều người nghi ngờ có thể ai đó đã ném thi thể cháu bé từ trên cao xuống. Đến khoảng 22h, xe cứu thương tới đưa thi thể bé sơ sinh rời khỏi hiện trường.

Chứng kiến sự việc, hàng trăm người dân đã bật khóc, thương cho số phận cháu nhỏ. Hiện tại, lực lượng chức năng đang đi từng phòng để gọi cửa, mong tìm ra người mẹ của em bé sơ sinh này.

Hiện tại, chưa rõ nguyên nhân bé sơ sinh còn nguyên dây rốn bị rơi xuống từ chung cư HH Linh Đàm nhưng vụ việc đau lòng này một lần nữa lại cảnh tỉnh chúng ta về trách nhiệm của người thân và các bậc làm cha làm mẹ trong việc chăm sóc cho thiên thần nhỏ của mình. Để có thể chăm sóc cho bé một cách tốt nhất, thì sức khỏe của bà mẹ cũng phải ở trạng thái tốt nhất cả về thể chất và tinh thần.

Lại nhớ tới một vụ việc đau lòng mới xảy ra vào tháng 2 năm nay ở miền Tây, bé trai 5 tháng tuổi chết trên tay người mẹ trẻ. Do trầm cảm sau sinh mà người mẹ trẻ 25 tuổi đã gây ra cái chết cho con trai bé bỏng của mình. Anh Phong, chồng chị Nhi, sống ở xã Thanh Bình, huyện Ghợ Gạo, Tiền Giang hốt hoảng khi phát hiện chị Nhi đang bế con trai 5 tháng tuổi, trên người bé trai có nhiều vết máu.

Thấy người mẹ trẻ cầm con dao trên tay nên người dân tìm cách giải cứu bé trai nhưng phát hiện cháu đã tử vong. Cảnh sát đã khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi dưới sự chứng kiến của cán bộ Viện KSND. Theo kết quả khám nghiệm, bé trai có vết thương sọ não hở, xuất huyết não, dập não nghi do vật sắc nhọn tác động dẫn đến tử vong. Theo nhận định của cảnh sát, nhiều khả năng người mẹ trầm cảm sau khi sinh đã gây ra cái chết cho con trai.

Trầm cảm sau sinh có thể dẫn đến những hành động cực đoan, thậm chí dẫn đến thảm án nếu không được điều trị đúng cách. Gần đây, nhiều vụ việc mẹ bị trầm cảm sau sinh mà dẫn đến ôm con tự vẫn, hay có hành vi làm hại tới trẻ sơ sinh đã rung lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với chúng ta về việc quan tâm đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người phụ nữ khi mang thai và sau sinh. Việc phát hiện bệnh trầm cảm sau sinh sớm do đó rất quan trọng để ngăn ngừa những sự việc đau xót.

Vậy làm thế nào có thể ổn định tâm lý cho những người phụ nữ mang thiên chức làm mẹ thiêng liêng, giúp họ có đủ khả năng để có thể chăm sóc cho bé sơ sinh một cách tốt nhất? Sau đây là tâm sự của một số bà mẹ về việc lấy lại được thăng bằng tâm lý sau sinh, tìm ra lẽ sống để đảm bảo một tương lai tốt đẹp cho con yêu:

"Cũng như bao bà mẹ khác, tôi đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe sau sinh. Tại đây, tôi mới thấy được “phụ nữ khổ thế nào” không những sức khỏe giảm sút, nhiều chị em còn rơi vào tình trạng dở khóc, dở cười với chứng trầm cảm sau sinh.


Và cũng trong lần này thật may mắn tôi được gặp chị Tuyết-  một bà mẹ trẻ đã từng trải qua những ngày tháng trầm cảm sau sinh. Nhưng giờ đây chị như một chuyên gia đang giúp các mẹ bỉm sữa hết thoát khỏi chứng trầm cảm sau sinh.

Giọng đầy hạnh phúc chị Đinh Tuyết kể: “Sau khi sinh con, mình cũng từng bị trầm cảm. Giờ nghĩ lại thật đáng sợ. Tưởng đâu cuộc vượt cạn đẻ thường dễ dàng như bao người khách nhưng đến phút chót bị sốc khi bác sĩ thông báo phải mổ cấp cứu, đưa con ra ngay, nếu không chỉ chậm chút nữa thôi con sẽ bị ngạt… Nghe tin phải mổ cấp cứu, trời đất như quay cuồng. Nhưng, chưa hết, mổ xong mới thật sự là đau đớn,mọi khó khăn cứ thi nhau “đến” với mình, nào bế sản dịch, nào sốt…

Đêm đầu tiên mình vào nhà vệ sinh ôm mặt khóc nức nở gần 30 phút, mặc dù vừa sinh xong cơ thể còn rất mệt mỏi, may ông xã mệt quá ngủ say nên không biết. Thấy thương con và trách mình, lo sợ bản thân  không có kinh nghiệm thì sẽ trông con thế nào đây? Việc bị tắc tia sữa cũng làm cho mình cảm thấy chán nản chính bản thân. Cứ thế nhiều lúc mình khóc đến nỗi 2 mắt sưng mọng lên. Khóc xong lại ngồi cả đêm để cố gắng vắt sữa bằng tay, vừa thấy tủi thân, vừa giận mọi người một cách vô cớ, nên dù rất mệt mình nhất quyết không đi ngủ, vừa ngồi vắt từng giọt sữa, vừa nghĩ lung tung. Bây giờ nghĩ lại, mới thấy rất may mắn khi vượt qua giai đoạn khó khăn ấy”.

Câu chuyện của tôi và chị Đinh Tuyết bị gián đoạn bởi chị được mời vào gặp chuyên gia y tế trao đổi việc gì đó liên quan tới công việc dành cho các bà mẹ mang thai và sau sinh mà chị đang theo đuổi.

Chị Tuyết - một bà mẹ trẻ đã từng trải qua những ngày tháng trầm cảm sau sinh

Dõi theo bước chân của chị tôi không tin câu chuyện mà chị kể, bởi nhìn chị bây giờ ít ai nghĩ chị đã bị trầm cảm, bởi hiện tại chị rất năng động, trẻ trung, luôn tràn đầy kiến thức chăm sóc bà bầu và mẹ sau sinh thì làm sao mà có thể bị trầm cảm sau sinh được.

Vốn tò mò nên tôi ngồi đợi chị và rồi mọi chuyện cũng được sáng tỏa khi chị xong việc tiếp tục trò chuyện cùng tôi.

Chị kể tiếp: Lúc ấy, để vượt qua trầm cảm sau sinh phải nhờ rất nhiều vào ông xã, anh đã lôi mình đi qua những chấn động tâm lý sau sinh. Anh dành thời gian bên vợ nhiều hơn, đưa vợ đi chơi, đi dạo và mua sắm. Lúc đó, gặp gỡ bạn bè, đồng nghiệp,.. tất nhiên có cả những chuyên gia tâm lý. Sau đó, tôi không vo tròn trong vòng quay bỉm sữa nữa, tôi được làm việc yêu thích để cảm thấy mình tự do và hữu ích… bỗng dưng tôi thấy tinh thần phấn chấn, cở mở hơn với gia đình, và yêu thương con hơn.

Là người từng trải qua trầm cảm sau sinh nên hơn ai hết tôi hiểu lúc đó các mẹ cần gì và mong muốn gì, đó cũng là động lực để bây giờ tôi cùng các chuyên gia tâm lý thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo offline  miễn phí để trao đổi kinh nghiệm kiến thức giúp đỡ các mẹ vượt qua trầm cảm sau sinh.

Càng trò chuyện với chị, tôi thấy mình may mắn được gặp đúng người, với tôi chị như một “chuyên gia” thấu hiểu hết tâm tư và giúp tôi vượt qua những thời gian khó khăn nhất sau sinh.

Về nhà làm theo lời dặn như mở nhạc không lời nghe, rồi cùng chồng đi dạo, đi mua sắm, xem phim, tôi cũng không quá ôm đồm nhiều việc chăm sóc con nữa mà chia sẻ với mẹ chồng, mẹ đẻ… Dần dần tôi thấy mình thay đổi hẳn, những suy nghĩ ấu trĩ cũng không còn nữa. Tôi trở nên vui vẻ và hai vợ chồng cũng tìm lại được những cảm giác hạnh phúc như trước.

Và điều cuối cùng tôi cũng như chị Tuyết muốn gửi tới các ông chồng rằng: các anh chiếm vị trí quan trọng trong hành trình giúp sản phụ thoát khỏi trầm cảm. hơn ai hết, người chồng, gia đình, người thân… cần gần gũi chia sẻ với sản phụ trong thời kì hậu sản, để có thể tránh được những hệ quả đáng tiếc có thể xảy ra.


M.Tuyết
Ý kiến của bạn