Cách thở mím môi giảm khó thở cho người mắc bệnh phổi trong mùa đông

SKĐS- Không khí lạnh là điều kiện thuận lợi khiến bệnh phổi gia tăng, cũng làm tình trạng khó thở phổ biến hơn. Bài tập thở mím môi có thể giúp cải thiện tình trạng này ở những người mắc hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính...

1. Vì sao thở mím môi cải thiện khó thở?

Khi khó thở, người bệnh có cảm giác lo lắng, có thể khiến tình trạng khó thở nặng hơn, tạo ra một vòng luẩn quẩn không dứt. Để giải quyết vấn đề này, người bệnh có thể tránh các hoạt động gây cảm giác khó thở nhưng điều này lại có thể khiến cơ bắp yếu đi, dẫn đến khó thở nhiều hơn.

Thở mím môi giúp người bệnh lấy được nhiều không khí hơn mà không cần phải gắng sức nhiều. Lý do là, khi thở mím môi sẽ giúp:

  • Giải phóng không khí bị mắc kẹt trong phổi.
  • Giữ đường thở thông thoáng giúp thở dễ dàng hơn.
  • Cải thiện chức năng phổi.
  • Thư giãn.
  • Giảm khó thở.
  • Cải thiện tuần hoàn không khí trong phổi.

2. Tác dụng của thở mím môi là gì?

Thở mím môi đặc biệt có tác dụng nếu bạn bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Nguyên nhân do khi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đường thở của bạn bị xẹp xuống và thở mím môi có tác dụng làm đều nhịp thở do thở sâu hơn, dài hơn nên tạo ra áp suất ngược, được gọi là áp suất dương cuối thì thở ra (PEEP). Áp lực này giúp giữ cho đường thở mở để carbon dioxide bị mắc kẹt trong phổi có thể thoát ra ngoài.

Một nghiên cứu tại Mỹ về thở mím môi ở những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cho thấy, biện pháp này giúp cải thiện khả năng chịu đựng khi tập thể dục ở những người mắc bệnh. Ngoài ra, phương pháp thở này cũng cải thiện nhịp thở và tăng lượng oxy trong máu.

Thở mím môi giúp kiểm soát hơi thở, giúp người bệnh ngăn ngừa chu kỳ khó thở- lo lắng- khó thở.

photo-1670574975576

Người bệnh phổi dễ bị khó thở do thời tiết lạnh.

3. Cách thực hiện thở mím môi

Bài tập thở mím môi rất dễ học. Bạn có thể thực hiện bất cứ lúc nào cảm thấy khó thở hoặc lo lắng. Các bước thở mím môi như sau:

  • Hạ vai xuống, nhắm mắt lại và thư giãn.
  • Hít vào bằng mũi và đếm đến 2, môi mím lại như thể bạn sắp thổi vào thứ gì đó.
  • Thở ra từ từ qua đôi môi mím trong 4- 6 giây, nhưng không ép hết không khí ra ngoài.
  • Lặp lại cho đến khi bạn cảm thấy kiểm soát được hơi thở của mình.
photo-1670574979886

Thở mím môi giúp người bệnh phổi giảm khó thở.

4. Nên thực hiện thở mím môi khi nào?

Bạn nên thực hành kỹ thuật này 4-5 lần mỗi ngày, cho đến khi bạn có thể dễ dàng kiểm soát nhịp thở. Sau đó, bạn có thể làm điều đó bất cứ lúc nào cảm thấy khó thở.

Bài tập thở này đặc biệt hữu ích khi bạn đang thực hiện các hoạt động khó, chẳng hạn như leo cầu thang, cúi người, nâng vật nặng hoặc bất cứ lúc nào cảm thấy lo lắng để giúp bản thân bình tĩnh lại.

Thở mím môi rất hữu ích bất cứ khi nào bạn cảm thấy khó thở (thở gấp).

Các triệu chứng khó thở bao gồm:

  • Cảm thấy khó thở.
  • Tức ngực.
  • Không có khả năng hít thở sâu.
  • Đói không khí, hoặc cảm giác như bạn đang đói không khí...

Mời bạn xem tiếp video:

Dự báo xuất hiện đợt cao điểm rét đậm vào tháng 1/2023

Lê Thu Lương
Theo
Ý kiến của bạn