Cách tập luyện sau tai biến mạch máu não

SKĐS - Tập luyện là một yếu tố rất quan trọng, nhất là đối với người bệnh liệt nửa người nhằm phục hồi di chứng sau tai biến mạch mạch máu não.

Tai biến mạch máu não thường gặp là xuất huyết não, nhồi máu não ổ lớn… Sau khi được điều trị tích cực và kịp thời, di chứng sau tai biến chủ yếu là bán thân bất toại (liệt nửa người), mất vận động, không cử động ở mặt, tay, chân của nửa thân bên trái hoặc bên phải. Rối loạn vận động hoặc giảm khả năng vận động, mất cảm giác đau, tay không còn cầm nắm được, chân không đi lại được.

1. Các bước thực hiện phục hồi vận động sau tai biến mạch máu não

1.1 Tập đứng

Người bệnh ngồi trên ghế, đầu và thân mình thẳng, hai vai cân xứng, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai bên mông và hai chân.

Kỹ thuật viên hoặc người nhà đứng phía trước hoặc phía bên liệt của người bệnh trợ giúp và hướng dẫn người bệnh dồn trọng lượng về phía trước để đứng lên.

  • Đứng dồn trọng lượng lên chân lành, bước chân liệt lên phía trước và ra phía sau.
  • Giữ thăng bằng và kiểm soát vận động của khớp háng, chân bên liệt.
  • Tập bước tại chỗ
  • Tập đi: Thời gian đầu tập trong thanh song song, sau đó tập trong khung tập đi
  • Tập với nạng.

Tập lên xuống cầu thang: Lên cầu thang bước chân lành lên trước rồi đưa chân liệt lên cùng bậc, khi xuống cầu thang bước chân lành xuống bậc thang đầu tiên rồi đưa chân lành xuống cùng bậc. Đề phòng những tai biến có thể ngã trong khi tập.

1.2 Hướng dẫn người bệnh tự đứng lên không cần trợ giúp

Thực hiện các bài tập ở tư thế đứng như trên:

  • Đứng thăng bằng tĩnh và động.
  • Dồn trọng lượng lên chân liệt.
  • Tập chuyển và dồn trọng lượng lần lượt lên hai chân.
  • Tập gấp, duỗi chân liệt.
  • Tập gấp riêng khớp gối từng bên.
  • Tập vận động khớp gối bên liệt.
  • Tập duỗi khớp cổ chân giảm co cứng.
photo-1644659481508

Kiên trì luyện tập dự phòng biến chứng bất động sau tai biến.

2. Điều trị bằng phương pháp châm cứu sau tai biến

- Huyệt ở tay: Kiên ngung, kiên tỉnh, tý nhu, khúc trì, hợp cốc, bát tà, nội quan...

- Huyệt ở chân: Hoàn khiêu, phong thị, dương lăng tuyền, âm lăng tuyền, huyết hải, túc tam lý, phong long, tam âm giao, giải khê, thái xung, hành gian, bát phong...

- Huyệt ở vùng đầu mặt cổ: Bách hội, hạ quan, giáp xa, địa thương, thượng liêm tuyền, thiên đột...

- Điện châm: Quá trình thực hiện bệnh nhân nằm ngửa hoặc nằm nghiêng.

Mỗi ngày châm một lần, thời gian lưu kim: 25 - 30 phút.

Liệu trình điều trị: 30 - 45 lần châm, tuỳ theo mức độ bệnh, sau đó có thể nhắc lại một số liệu trình tiếp theo.

- Thủy châm: Huyệt giáp tích tương ứng với chi liệt, kiên ngung, thủ tam lý, phong thị, túc tam lý, thừa sơn, dương lăng tuyền, giải khê.

Để thủy châm vào một số huyệt: Sử dụng Vitamin B1, B6, B12 liều cao, các thuốc tăng cường tuần hoàn não, tăng cường dinh dưỡng thần kinh để hỗ trợ điều trị.

Mời bạn xem thêm video:

Tin vui: Tìm ra loại thuốc chữa trị được triệu chứng COVID-19 kéo dài.


TTND. BS Trần Văn Bản
Ý kiến của bạn