Nước ép trái cây - cách đơn giản để bổ sung dinh dưỡng
Ngày càng có nhiều người sử dụng nước ép trái cây để giải độc và bổ sung chất dinh dưỡng vào chế độ ăn uống.
Nước ép trái cây và rau quả cũng đang trở thành thức uống yêu thích của rất nhiều người vì chúng có mùi vị thơm ngon, hấp dẫn.
Nếu bạn không thích ăn toàn bộ trái cây hoặc rau quả hoặc trong các trường hợp khó ăn uống thì sử dụng nước ép trái cây là thuận tiện đơn giản nhất để bổ sung vitamin và khoáng chất.
Quá trình ép trái cây và rau quả thường loại bỏ hầu hết các chất rắn, bao gồm cả hạt và cùi, khỏi toàn bộ trái cây và rau nhưng chúng vẫn chứa hầu hết các vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa.
Sử dụng hoàn toàn nước trái ép trái cây có tốt không?
Nhiều người cho rằng nước ép trái cây có thể cải thiện sự hấp thụ chất dinh dưỡng từ trái cây và rau quả. Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến cho rằng nó làm mất đi chất dinh dưỡng quan trọng như chất xơ. Vậy có nên sử dụng hoàn toàn nước ép trái cây hay ăn toàn bộ trái cây và rau quả tốt hơn?
Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu bạn sử dụng toàn bộ trái cây và rau quả có lợi ích giảm nguy cơ mắc bệnh. Nhưng các nghiên cứu về nước ép trái cây và rau quả vẫn còn hạn chế.
Những lợi ích sức khỏe của trái cây và rau quả một phần là do hàm lượng chất chống oxy hóa cao, nhưng chất xơ cũng đóng một vai trò quan trọng.
Tiêu thụ nhiều chất xơ hơn có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim, béo phì và đái tháo đường loại 2. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tăng cường chất xơ hòa tan có thể cải thiện lượng đường trong máu và mức cholesterol.
Nhiều chất chống oxy hóa liên kết với chất xơ và được giải phóng trong hệ tiêu hóa. Tuy nhiên các chất chống oxy hóa liên kết tự nhiên với sợi thực vật bị mất đi trong quá trình ép trái cây. Có đến 90% chất xơ bị loại bỏ trong quá trình ép trái cây. Một số chất xơ hòa tan sẽ vẫn còn, nhưng phần lớn chất xơ không hòa tan sẽ bị loại bỏ.
Một nghiên cứu đã so sánh việc ăn cả quả táo với việc uống nước ép táo. Kết quả cho thấy, uống nước ép táo trong làm tăng mức cholesterol LDL (có hại) lên 6,9%, so với việc ăn cả quả táo. Tác dụng này được cho là do hàm lượng chất xơ trong cả quả táo.
Hơn nữa, một nghiên cứu quan sát cho thấy nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường loại 2 tăng lên ở những người uống nước ép trái cây, trong khi ăn cả trái cây có liên quan đến việc giảm nguy cơ.
Mọi người cũng có xu hướng cảm thấy no hơn khi họ ăn toàn bộ trái cây, so với khi họ uống nước ép trái cây đó.
Xem thêm video đang được quan tâm
Tiêm vaccine COVID-19- Vì sao trẻ em không nên vận động mạnh sau khi tiêm