Cách phòng tránh tình trạng bé hay bị bệnh vặt và gầy ốm xanh xao

13-01-2022 10:12 | Y học 360
google news

Thiếu máu thiếu sắt là một bệnh rất phổ biến tác động đến hàng tỷ người trên thế giới, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ tuổi sinh đẻ, phụ nữ mang thai.

Ngày càng có nhiều người bị ảnh hưởng bởi bệnh thiếu máu do thiếu sắt hơn so với bất kỳ sự thiếu hụt vi chất dinh dưỡng nào.

Trước khi tình trạng thiếu máu xảy ra, thiếu sắt đã làm ảnh hưởng đến các chức năng khác, như hệ thống miễn dịch, hệ thống thần kinh, làm giảm khả năng miễn dịch, giảm hoạt động thể chất và suy giảm nhận thức.

Thiếu sắt đã góp phần gây ra hơn 20.000 ca tử vong mỗi năm ở trẻ em dưới 5 tuổi và khoảng một phần năm gánh nặng tử vong của người mẹ.

Vai trò của sắt trong cơ thể

- Sắt là một nguyên tố vi lượng rất ít trong cơ thể, chiếm khoảng 0,004% và được phân bố ở nhiều loại tế bào của cơ thể.

- Sắt tham gia vào cấu tạo thành phần Hemoglobin của hồng cầu, myoglobin của cơ vân và các sắc tố hô hấp ở mô bào và trong các men.

- Sắt còn là thành phần quan trọng của nhân tế bào, giúp tăng cường hệ miễn dịch bằng cách tiêu diệt vi khuẩn và virus xâm nhập vào cơ thể; giúp trẻ tăng trưởng và phát triển bình thường, sản xuất và giải phóng năng lượng trong cơ thể, giảm đau bụng kinh và tăng khả năng tập trung.

- Cuối cùng là sắt giúp tăng cường sinh lực, giảm mệt mỏi, là thành phần quan trọng của máu, giúp giữ và vận chuyển oxy đến tế bào và lấy đi CO2.

Triệu chứng của thiếu máu do thiếu sắt

Thiếu máu do thiếu sắt không phải là một bệnh lý cấp tính, tuy nhiên nó ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe cũng như năng suất lao động của người bệnh, về lâu dài có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đặc biệt là phụ nữ có thai. Do đó biết những dấu hiệu để phát hiện và điều trị kịp thời trước khi xảy ra hậu quả khó lường.

Các triệu chứng xảy ra khi bị thiếu máu do thiếu sắt:

- Mệt mỏi bất thường: Mệt mỏi được coi là biểu hiện bình thường trong cuộc sống hiện nay, tuy nhiên khi bị thiếu máu do thiếu sắt ngoài tình trạng mệt mỏi cơ thể còn có các dấu hiệu như yếu ớt, mức năng lượng thấp, khó tập trung hay giảm năng suất làm việc.

- Da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt: Khi thiếu sắt, cơ thể không thể sản xuất đủ hemoglobin cho các tế bào máu đỏ, kết quả làm làn da sẽ bị nhợt nhạt hơn.

- Đau ngực, khó thở: Triệu chứng này trở nên nặng hơn khi gắng sức, hoạt động thể lực, có thể vì hàm lượng hemoglobin trong cơ thể ít hơn bình thường dẫn đến oxy vận chuyển đến các tế bào bị hạn chế.

- Chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu: Bắt nguồn từ việc oxy lên não không đủ làm các mạch máu sưng lên, gây áp lực dẫn đến đau đầu hoặc đau nửa đầu.

- Tim đập nhanh: Đây cũng là một triệu chứng do thiếu sắt gây ra, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy tim.

Ngoài các triệu chứng thường gặp trên còn có các triệu chứng: sưng đau lưỡi và miệng; móng tay và chân dễ gãy, da tóc hư tổn, hội chứng chân bồn chồn,...

Đối tượng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt

Thiếu máu do thiếu sắt có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, ở cả nam và nữ, cả già lẫn trẻ, tuy nhiên các đối tượng thường hay gặp nhất là:

- Trẻ em, thường là trẻ em từ 6-24 tháng tuổi và đặc biệt là trẻ em sinh thiếu tháng: ở lứa tuổi này, nhu cầu sắt rất cao. Trẻ sinh đủ tháng có dự trữ sắt tốt, nhu cầu sắt sẽ được đáp ứng cho tới 6 tháng tuổi, từ 6 tháng đầu trở đi trẻ bắt đầu có sự thiếu hụt sắt, cần được bù đắp từ các thức ăn bổ sung, nếu không được bổ sung đủ thiếu máu thiếu sắt sẽ xảy ra.

- Phụ nữ tuổi sinh đẻ: Bệnh thiếu máu thiếu sắt ở bà bầu hay xảy ra do nhu cầu sắt tăng cao nhưng không đáp ứng đủ. Phụ nữ tuổi sinh đẻ bắt đầu từ khi có kinh nguyệt, nhu cầu sắt trung bình xấp xỉ 1,4 mg/ngày. Tuy nhiên, lượng sắt này khó có thể đáp ứng đủ nếu chỉ dựa vào khẩu phần ăn.

- Phụ nữ có thai: Khi mang thai, nhu cầu sắt tăng cao để phát triển bào thai, nhau thai và cho người mẹ vì vậy trong suốt quá trình mang thai nếu không được cung cấp đủ sắt thì tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở bà bầu rất dễ xảy ra.

- Phụ nữ cho con bú: Sắt được tiết theo sữa để nuôi con.

Bổ sắt cho các đối tượng nguy cơ thiếu máu cao

Đa dạng hóa bữa ăn, tăng cường vi chất vào thực phẩm, bổ sung sắt và phòng chống bệnh các bệnh nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng là các giải pháp được đề xuất để phòng chống thiếu máu và thiếu sắt.

Ngoài ra, có thể bổ sung sản phẩm có chứa Lactoferin có nhiều lợi ích trong vận chuyển sắt tự do trong máu cũng như ức chế vi khuẩn tăng hấp thu sắt cho cơ thể.

Bạn có thể cho bé sử dụng thực phẩm bổ sung sắt NUTRIGEN NATURALE NUTRIFERON SYRUP bổ sung Phytoferitin (Sắt hữu cơ), chiết xuất nụ tầm xuân và Lactoferin dùng được cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên, nhằm bổ sung sắt, Lactoferrin hỗ trợ cho trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt, hỗ trợ tăng cường sức khỏe để hỗ trợ cải thiện tình trạng thiếu sắt, thiếu máu của trẻ.

Phụ huynh cũng có thể trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng về vấn đề thiếu máu thiếu sắt và bổ sung sắt cho bé bằng NUTRIGEN NATURALE NUTRIFERON SYRUP theo thông tin bên dưới hoặc cần liên hệ mua hàng tại các nhà thuốc và hệ thống nhà thuốc Pharmacity trên toàn quốc.

Website: www.amvipharm.vn

Email:cskh.amvi@cclpharm.com.vn

Zalo/Viber/ điện thoại tư vấn: 0886.690.680

Instagram/Facebook/Fanpage: Amvipharm và Nutrigen Việt Nam

Cách phòng tránh tình trạng bé hay bị bệnh vặt và gấy ốm xanh xao - Ảnh 1.

Cách phòng tránh tình trạng bé hay bị bệnh vặt và gấy ốm xanh xao - Ảnh 2.

 


PV
Ý kiến của bạn