Hầu hết chúng ta sử dụng những loại mỹ phẩm chứa nhiều hóa chất mà không hề hay biết. Việc bỏ mặc lớp trang điểm trên da do quá lười biếng cùng với những sai lầm khác trong chăm sóc da nếu kéo dài dễ làm hỏng da, làm nặng nề hơn tình trạng tăng sắc tố.
1. Tăng sắc tố da là gì?
‘Tăng sắc tố da’ là một thuật ngữ mô tả làn da trông có vẻ tối hơn. Sắc tố có thể hiển thị thành các mảng nhỏ, hoặc bao phủ các khu vực rộng lớn, thậm chí một số người gặp tình trạng này trên khắp cơ thể. Tăng sắc tố có những biểu hiện cơ bản dưới đây.
- Nám da: Là do thay đổi nội tiết tố, thường thấy nhất khi mang thai. Các mảng sậm màu có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể, nhưng thường thấy ở bụng và mặt.
- Vết đen: Còn được gọi là đốm gan, hình thành do phơi nắng quá mức trong một khoảng thời gian. Chúng thường xuất hiện trên tay và mặt.
Tình trạng tăng sắc tố da có thể được kiểm soát nếu bạn từ bỏ một số thói quen xấu.
2. Thói quen xấu dẫn đến tăng sắc tố cần từ bỏ ngay
Các chuyên gia thẩm mỹ đã chỉ ra những thói quen xấu dẫn đến tăng sắc tố mà bạn cần phải từ bỏ ngay
2.1 Không thoa kem chống nắng:
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là nguyên nhân số một gây ra nám. Vì vậy, không dùng kem chống nắng sẽ thực sự làm trầm trọng thêm vấn đề. Dù là mùa nào đi nữa, mọi người thường nghĩ rằng chỉ số SPF trong kem nền hoặc kem nền BB là đủ. Thực tế là bạn cần che phủ cả tia UVA và UVB. Vì vậy, chỉ thoa một lớp kem BB gần như không có tác dụng gì đối với việc chống nắng.
2.2 Sử dụng AHA và dành thời gian dưới ánh nắng mặt trời:
Axit alpha hydroxy hay còn gọi là AHA có trong một số sản phẩm làm đẹp có thể làm tăng độ nhạy cảm của bạn với ánh nắng mặt trời. Việc không nhận thức được khi sử dụng các sản phẩm và thoải mái hoạt động ngoài trời chắc chắn sẽ làm trầm trọng thêm các vấn đề của bạn.
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều mà không được bảo vệ có thể gây hại cho làn da của bạn.
2.3 Chà xát da:
Ma sát cũng gây ra sự đổi màu trên da.
2.4 Ăn quá nhiều đường:
Thực phẩm có hàm lượng đường cao có thể dẫn đến sự đổi màu được gọi là acanthosis nigricans trên cổ, các khớp ngón tay, nách và háng.
Bạn nên cắt giảm lượng đường trong chế độ ăn uống.
3. Chế độ ăn ngăn ngừa chứng tăng sắc tố
Chế độ ăn uống có thể đóng một vai trò trong việc quản lý chứng tăng sắc tố. Khi các tế bào da của bạn bị căng thẳng do tiếp xúc, mất cân bằng nội tiết tố và nhiễm trùng, một trong những tác động là da xấu. Chế độ ăn uống có lợi cho sức khỏe làn da sẽ giúp giảm tác động của những yếu tố này.
Một số các loại thực phẩm tốt nhất cho da là cải xoăn, khoai lang, chanh, bí ngô, cá béo và các loại đậu. Ví dụ, cá béo chứa vô số kẽm, hỗ trợ tăng trưởng tế bào da mới và hỗ trợ sức khỏe của da nói chung.
Nói cách khác, một chế độ ăn uống cân bằng sẽ giúp tăng cường sức khỏe làn da tổng thể. Tuy nhiên, điều này chỉ tốt cho việc duy trì làn da vốn đã khỏe mạnh. Nếu bạn cần cải thiện sức khỏe của làn da, bạn sẽ cần phải áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh hơn cho làn da bằng cách kết hợp các loại thực phẩm dưới đây.
Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp tăng cường sức khỏe làn da tổng thể.
- Bơ: Loại trái cây này không chỉ ngon miệng mà còn chứa nhiều chất béo lành mạnh và chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ da khỏi lão hóa sớm và tác hại của ánh nắng mặt trời. Bơ chứa vitamin E và C, những loại vitamin được chứng minh là cải thiện đáng kể làn da thông qua việc hỗ trợ collagen và chống lại tác hại của quá trình oxy hóa.
- Cá béo: Các loại cá béo như cá thu, cá hồi và cá trích rất giàu axit béo omega-3. Omega-3 đã được chứng minh là có tác dụng thúc đẩy làn da dày, dẻo dai, giảm viêm và giảm độ nhạy cảm của da với các tia UV có hại.
- Khoai lang và cà rốt: Cả hai loại thực phẩm đều chứa hàm lượng cao beta carotene hoặc provitamin A. Khi ăn, hợp chất này sẽ được tích hợp vào da của bạn và hoạt động giống như kem chống nắng tự nhiên.
- Hạt và quả hạch: Hạt và quả hạch là nguồn cung cấp vi chất dinh dưỡng tuyệt vời như selen, kẽm, vitamin E và axit béo omega-3.
- Trái cây họ cam quýt: Cam và chanh rất giàu vitamin C, giúp thúc đẩy làn da dày và trẻ trung hơn.
- Nước: Uống đủ nước sẽ thải độc tố (bao gồm các gốc tự do) ra khỏi tế bào, bao gồm cả tế bào da.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Tranh cãi việc cách ly F0 không triệu chứng và F1 tại nhà, Thứ trưởng Bộ Y tế nói gì? | SKĐS