Hà Nội

Cách phòng tránh bệnh trĩ ở nam giới tuổi trung niên

28-06-2022 18:05 | Bệnh nam giới
google news

SKĐS - Nhiều người cho rằng đại đa số nữ giới mắc bệnh trĩ, tuy nhiên điều này không đúng. Theo báo cáo, hơn một nửa dân số mắc bệnh trĩ, thường bắt đầu sau tuổi 30 và nam giới cũng mắc trĩ khá nhiều.

1. Nguyên nhân gây bệnh trĩ ở nam giới

Nguyên nhân bệnh trĩ ở nam giới là thói quen ăn cay, nóng, lại nhậu nhiều, hơn nữa nam giới lại ít uống nước lọc, ít ăn rau và hoa quả dễ dẫn đến táo bón và trĩ.

Nguyên nhân nữa phải kể đến là do sự suy giảm chức năng của vùng hậu môn trực tràng và chế độ ăn uống không khoa học. Độ tuổi trung niên, chức năng của hệ thống hậu môn trực tràng bị suy giảm, nhu động ruột kém là nguyên nhân khiến cho đàn ông trung niên dễ bị mắc chứng táo bón và dẫn đến trĩ.

Nguyên nhân bệnh trĩ do chế độ sinh hoạt ít vận động, ít vận động. Bên cạnh đó một số căn bệnh khác như béo phì hoặc tính chất công việc phải ngồi nhiều. Đứng hoặc ngồi quá lâu gây áp lực chèn ép lên vùng hậu môn trực tràng khiến các tĩnh mạch ở đây kém lưu thông hình thành nên búi trĩ.

Nam giới thường uống ít nước, thay vào đó sử dụng quá nhiều rượu bia, cafe, đồ uống có gas… cũng khiến mắc trĩ.

Cách phòng tránh bệnh trĩ ở nam giới tuổi trung niên - Ảnh 1.

Nam giới thường uống ít nước, thay vào đó sử dụng quá nhiều rượu bia, cafe, đồ uống có gas…cũng khiến mắc trĩ.

2. Dấu hiệu của bệnh trĩ

Bệnh trĩ gia tăng theo tuổi vì cấu trúc mô nâng đỡ các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn bị trở nên lỏng lẻo và nhão dần.

Triệu chứng bệnh trĩ thường gặp nhất là đại tiện ra máu: Đại tiện ra máu, thường là máu đỏ tươi - là triệu chứng thường gặp nhất và là lý do khiến bệnh nhân phải đến các cơ sở y tế khám bệnh. Tuy nhiên, không phải ai bị trĩ cũng gặp triệu chứng này. Nhiều người bị bệnh trĩ mà không có triệu chứng này.

Có cảm giác nặng tức ở hậu môn, mót rặn. Người bệnh đau rát hậu môn, cảm giác này có thể chỉ xuất hiện cao điểm trong và sau khi đi vệ sinh, hoặc có thể âm ỉ suốt cả ngày, đặc biệt là khi ngồi, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

Các biểu hiện đại tiện ngoài thấy búi trĩ sa ra ngoài hậu môn. Búi trĩ có thể tự động thụt lên (bệnh ở độ 1, 2) hoặc phải dùng tay đẩy lên (bệnh ở độ 3) hoặc không thể đẩy vào bên trong ống hậu môn (trĩ ở độ 4).

Trĩ sa độ 1, 2 ít gây phiền hà hơn, từ độ 3 trở đi khiến người bệnh cảm thấy khó chịu khi đi đứng và làm việc nặng, trong khi đó, trĩ sa độ 4 khiến bệnh nhân vô cùng bất tiện trong các hoạt động hằng ngày.

Các triệu chứng của bệnh trĩ này đều xuất hiện vào giai đoạn sớm của bệnh trĩ nhưng rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác ở hậu môn. Khi phát hiện ra các triệu chứng trên, bệnh nhân không nên chủ quan mà phải đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được khám và chẩn đoán bệnh kịp thời.

3. Nam giới cần thay đổi sinh hoạt để phòng ngừa bệnh trĩ

Với nữ giới cũng như nam giới việc phòng bệnh trĩ đều phải thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Cụ thể nam giới cần thay đổi chế độ ăn uống bằng cách hạn chế bia rượu, đồ uống có gas, cồn, cafe, thuốc lá, thực phẩm giàu đạm, nhiều mỡ, đồ ăn cay nóng. 

Nhất là hiện nay mùa hè nóng bức nhiều người có thói quen uống bia để hạ nhiệt, nhâm nhi cùng các thức ăn cay nóng như thịt bò khô, hải sản sẵn tẩm ướt nhiều ớt, hạt tiêu khiến cho có nguy cơ táo bón và dẫn đến bệnh trĩ.

‎Cần bổ sung, tăng cường thực phẩm giải nhiệt, thanh mát và giầu chất xơ từ hoa quả, rau xanh,… Hàng ngày mọi người nên ăn đủ lượng chất xơ được khuyến cáo là 40gr mỗi ngày với nam. Bổ sung thêm hoa quả như chuối đu đủ, bưởi... sẽ giúp cải thiện triệu chứng, giảm chảy máu búi trĩ hiệu quả. 

Đi cầu ngay khi có cảm giác mắc cầu. Nếu bỏ lỡ cảm giác mắc đi cầu, niêm mạc trực tràng dần hấp thu nước trong phân bị ứ đọng, phân sẽ trở nên khô, cứng và khó hơn đi cầu hơn.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh trĩ là giữ cho phân mềm, bạn hãy ăn nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc và uống nhiều nước. Vì vậy, theo khuyến cáo cần cường bổ sung nước cho cơ thể (2.5-3 lít) mỗi ngày để ngừa táo bón và giúp cho việc đại tiện dễ dàng hơn.

Thay đổi chế độ sinh hoạt hàng ngày bằng cách thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên. Tập những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, không nên tập nhưng bài tập quá sức. Tránh tình trạng ngồi quá lâu gây áp lực lên vùng hậu môn trực tràng. 

Bên cạnh đó, nên tập thói quen đại tiện đúng giờ, không nên dùng sức nhiều trong lúc đi vệ sinh vì dễ gây tổn thương niêm mạc hậu môn. Sử dụng vệ sinh mềm, tránh những loại giấy thô ráp và có mùi.

Tóm lại: Triệu chứng của bệnh trĩ không quá khó để nhận biết. Nhưng hầu hết đều bị người bệnh chủ quan bỏ qua hay chủ quan nghĩ có thể tự điều trị ở nhà. Những triệu chứng đặc thù là chảy máu hậu môn ngoài trĩ có thể từ nhiều bệnh lý nguy hiểm khác cần đề phòng như polyp đại trực tràng, ung thư ống hậu môn, ung thư đại trực tràng...

Khi gặp những vấn đề về bệnh trĩ, cần tới cơ sở y tế để được các bác sĩ tư vấn, hướng dẫn điều trị.

Thói quen xấu khiến nhiều người có nguy cơ mắc bệnh trĩThói quen xấu khiến nhiều người có nguy cơ mắc bệnh trĩ

SKĐS - Trĩ là một bệnh rất phổ biến, tỷ lệ mắc trong cộng đồng khá cao nhất là những người lớn tuổi. Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó chủ yếu do chế độ ăn và mốt số thói quen sinh hoạt không tốt.

Mời độc giả xem thêm video:

Món ăn bổ dưỡng từ thịt gà



BSCKI. Vũ Hồng Quang
Ý kiến của bạn