Hà Nội

Cách phòng tránh bệnh liên cầu khuẩn lợn

30-07-2013 09:41 | Tin nóng y tế
google news

Tôi 67 tuổi, có cơ địa dị ứng với hải sản. Vì thế thức ăn hàng ngày của gia đình chủ yếu từ thịt lợn. Gần đây thấy nhiều người nói ăn nhiều thịt lợn gây bệnh liên cầu khuẩn làm tôi rất lo lắng. Xin hỏi bệnh này có nguy hiểm không và cách gì phòng tránh?

Tôi 67 tuổi, có cơ địa dị ứng với hải sản. Vì thế thức ăn hàng ngày của gia đình chủ yếu từ thịt lợn. Gần đây thấy nhiều người nói ăn nhiều thịt lợn gây bệnh liên cầu khuẩn làm tôi rất lo lắng. Xin hỏi bệnh này có nguy hiểm không và cách gì phòng tránh?  

               Đỗ Thị Lan (Bắc Ninh)

Bệnh liên cầu lợn là bệnh lây từ động vật sang người và có thể từ môi trường bên ngoài do nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn (Streptococcus suis) rồi xâm nhập các thực phẩm khác làm lây bệnh cho những người có hành vi ăn uống chưa an toàn. Khi mắc bệnh do liên cầu lợn, người bệnh thường có sốt cao, đau đầu, ù tai, xuất huyết dưới nhiều dạng khác nhau như xuất huyết dưới da, xuất huyết tiêu hóa...

Để phòng bệnh liên cầu lợn, cần phát hiện lợn bị bệnh tai xanh và không để lây sang người. Đối với người chăn nuôi lợn cần cách ly và chữa trị lợn ốm. Tuyệt đối không mua bán lợn, thịt lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ. Không sử dụng thịt lợn đã chết hoặc đang ốm với bất kỳ lý do gì. Khi lợn chết phải chôn ngay, chôn thật sâu, chôn xa nguồn nước, xa khu dân cư, chợ, những nơi tập trung đông người, cần phải có chất sát khuẩn mạnh kèm theo như vôi bột, cloramin B... Đối với người tiêu dùng, tuyệt đối không ăn thịt lợn ốm, thịt lợn chết. Thịt lợn mua về cần nấu chín. Tuyệt đối không ăn thịt chưa nấu chín hoặc thịt sống như tiết canh, nem chạo, nem chua, món tái... Những người có vết thương ở da khi tiếp xúc với thịt lợn cần đi găng. Cần dùng riêng dao, thớt, dụng cụ chế biến thịt lợn sống và thịt lợn đã nấu chín. Khi nghi ngờ mắc bệnh do liên cầu lợn cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế nơi gần nhất để được khám và chữa trị kịp thời.       

BS. Nguyễn Hồng Hà


Ý kiến của bạn