Hà Nội

Cách phòng bệnh viêm dạ dày

26-11-2020 12:45 | Y tế
google news

SKĐS - Viêm dạ dày gồm 2 thể là viêm dạ dày cấp và viêm dạ dày mạn. Viêm dạ dày cấp do các nguyên nhân như rượu (gây viêm dạ dày cấp đôi khi gây chảy máu và được gọi là viêm dạ dày do ăn mòn. Thường xảy ra khi uống một lượng lớn rượu trong một thời gian ngắn), sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), sử dụng aspirin, áp lực công việc và gia đình (stress), ngộ độc chất ăn mòn (thường là chất kiềm), nhiễm Cetomegalovirus (CMV) hay virus Herpes, nhiễm vi khuẩn (liên cầu alpha tan máu, Clostridium septicum), tăng ure máu, nhiễm phóng xạ...

Đặc điểm lâm sàng của viêm dạ dày cấp là các triệu chứng xuất hiện nhanh, mất nhanh và không để lại di chứng. Các dấu hiệu chủ yếu của viêm dạ dày cấp bao gồm đau âm ỉ, căng tức hay nóng ran vùng thượng vị; Buồn nôn hoặc nôn, có thể kèm ợ hơi hoặc ợ chua, đắng miệng, đầy bụng khó tiêu; Nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen (do loét trợt chảy máu tại dạ dày).

Viêm dạ dày mạn do hoá chất (như trào ngược dịch mật, dịch kiềm từ ruột, sử dụng các thuốc kháng viêm non-steroid), viêm dạ dày đặc hiệu do tăng bạch cầu ưa axít, viêm dạ dày u hạt (bệnh Crohn - viêm ruột từng vùng, lao, giang mai, nhiễm ký sinh trùng), bệnh dạ dày phì đại, bệnh dạ dày sung huyết, viêm dạ dày không đặc hiệu gồm nhóm không ăn mòn (viêm dạ dày tự miễn, viêm dạ dày mạn có liên quan đến xoắn khuẩn Helicobacter Pylori - HP) và nhóm ăn mòn (viêm dạ dày lympho, viêm dạ dày dạng thuỷ đậu). Các triệu chứng của viêm dạ dày mạn tính có thể tương tự như viêm dạ dày cấp. Nếu không được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, viêm dạ dày mạn tính sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, hẹp môn vị dạ dày, teo niêm mạc dạ dày, thủng dạ dày hoặc ung thư dạ dày.

Nguyên tắc điều trị là điều trị nguyên nhân (nhằm ngăn ngừa các biến chứng của viêm dạ dày) kết hợp với điều trị triệu chứng như giảm đau, giảm tiết, trung hòa dịch axít, băng niêm mạc dạ dày, kháng sinh diệt Helicobacter Pylori hoặc dùng vitamin B12 và sắt điều trị thiếu máu... Dùng thuốc phải tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe DẠ DÀY TW28 gồm các thành phần như lá khôi, dạ cẩm, cỏ lào, nhọ nồi, bồ công anh, bột súp-lơ xanh có tác dụng hỗ trợ giảm axít dịch vị, bảo vệ niêm mạc dạ dày, tá tràng, giảm triệu chứng do viêm loét dạ dày - tá tràng, trào ngược thực quản. DẠ DÀY TW28 được sử dụng cho người bị viêm loét dạ dày - tá tràng, người bị hội chứng trào ngược, người có các triệu chứng ợ chua, đau thượng vị. Vai trò của từng thành phần cụ thể như sau:

- Lá khôi chứa tanin và glucoside, có tác dụng giảm các cơn đau ở bệnh nhân loét dạ dày, giảm tiết dịch vị dạ dày.

- Dạ cẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu cơn đau, tiêu viêm. Thường được sử dụng chữa viêm loét dạ dày do tác dụng giảm đau, trung hòa axít trong dạ dày, giảm bớt ợ hơi, ợ chua, làm vết loét se lại.

- Cỏ lào có tác dụng làm giảm tiết dịch, rút ngắn thời gian liền vết thương do thúc đẩy nhanh quá trình tân tạo mô hạt và liền sẹo tại vết loét dạ dày, tá tràng.

- Bồ công anh kết hợp với lá khôi làm tăng tác dụng chữa bệnh viêm loét dạ dày.

- Nhọ nồi có tác dụng cầm máu.

- Súp-lơ xanh có tác dụng chống ung thư, diệt vi khuẩn HP (một trong những nguyên nhân chính gây viêm, loét dạ dày, tá tràng).



- Công ty TNHH Dược phẩm Dragon

- VP giao dịch: 395 Nguyễn Khang, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

- Website: http://duocphamdragon.com/

- Fanpage: https://www.facebook.com/duocphamdragon

- Hotline: 097 637 96 55

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Ý kiến của bạn