Áp xe hậu môn là tình trạng hậu môn hoặc các khu vực cạnh hậu môn hình thành mủ. Bệnh thường có biểu hiện tương tự như một vết sưng nhỏ hoặc mụn nhọt, cảm giác đau nhức, có mủ ở gần hậu môn.
Có khoảng 50% các trường hợp mắc bệnh áp xe hậu môn sẽ biến chứng thành rò hậu môn. Các lỗ rò hậu môn này là một ống dẫn nhỏ từ vị trí ổ áp xe với da vùng hậu môn. Lỗ rò hậu môn có thể gây chảy nước, dịch, mủ, máu kéo dài dai dẳng.
Trong một số trường hợp khác, khi lỗ rò hậu môn đã lành lại, áp xe hậu môn có thể tái phát liên tục nếu vi khuẩn vẫn không được làm sạch, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của người bệnh.
1. Nguyên nhân nào dẫn đến áp xe hậu môn
Áp xe cạnh hậu môn thường xuất hiện sau khi tuyến bã ở trong hậu môn bị nhiễm trùng.
Các tuyến bã ở trong hậu môn bị bít tắc bởi vi khuẩn, phân, dị vật và tạo thành môi trường để hình thành ổ áp xe. Những ổ áp xe này sẽ phá dần ra ngoài và hình thành các đường rò thông từ tuyến bã bị nhiễm trùng (lỗ trong của đường rò) với da bên ngoài hậu môn (lỗ ngoài của đường rò). Hiện tượng hình thành đường rò này thường xảy ra ở bệnh nhân có ổ áp xe cạnh hậu môn. Khi đã hình thành đường rò mà lỗ ngoài liền lại (đóng lại), sẽ tạo thành ổ áp xe,...
2. Những triệu chứng của áp xe hậu môn
Áp xe hậu môn rất dễ nhận biết, nếu mắc người bệnh có cảm giác đau nhức, khó chịu vùng hậu môn, đặc biệt khi ngồi khiến hậu môn bị đè ép hoặc khi hậu môn cọ sát với quần do mặc chật. Hậu môn là nơi có nhiều dây thần kinh cảm giác, vì thế áp xe hậu môn cũng gây đau đớn hơn nhiều so với áp xe bộ phận khác.
Ngoài ra, tình trạng đau nhói có thể đi kèm với chảy máu, chảy mủ khi đi ngoài, nhất là táo bón khiến phân cứng cọ xát vào vùng bị áp xe. Nếu áp xe nằm sâu bên trong, triệu chứng cơ thể sẽ rõ ràng hơn với cảm giác ớn lạnh, sốt, khó chịu, cơ thể mệt mỏi,…
Tuy vậy, vẫn có nhiều trường áp xe hậu môn với triệu chứng nghèo nàn, có thể chỉ sốt nhẹ khiến người bệnh không biết mình mắc bệnh. Hầu hết các trường hợp áp xe hậu môn khi phát hiện và điều trị tích cực, bệnh sẽ thuyên giảm nhanh chóng và không có biến chứng gì. Tuy nhiên số ít trường hợp áp xe hậu môn có thể tiến triển thành áp xe nang lông, viêm mủ da cạnh hậu môn, viêm tuyến bã cạnh hậu môn,… gây nhiều đau đớn và ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
3. Các biến chứng
Áp xe cạnh hậu môn tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không điều trị sớm sẽ gây nhiều nguy hại tới sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người bệnh gây ra các biến chứng như: Rò hậu môn, nứt hậu môn, nhiễm trùng hậu môn. Gây hẹp hậu môn, ảnh hưởng đến quá trình đại tiện. Ngoài ra, áp xe còn có thể gây viêm nang lông xung quanh hậu môn, nhiễm trùng lan tỏa tầng sinh môn..., rất nguy hại nếu không can thiệp kịp thời.
4. Điều trị áp xe hậu môn
Đối với những trường hợp bệnh nhẹ, tổn thương khu trú, ổ áp xe chưa to có thể sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm nhằm tiêu viêm, tiêu mủ và diệt khuẩn để hạn chế nhiễm trùng. Đối với trường hợp nặng áp xe đã quá to, chảy nhiều dịch mủ và gây đau đớn, có thể bác sĩ sẽ mở áp xe và dẫn lưu…
Người bệnh cần theo dõi các dấu hiệu và tái khám ngay khi có các biểu hiện sưng đỏ, căng phồng, mất nếp nhăn hậu môn; Đau rát vùng hậu môn, thậm chí khiến người bệnh đi lại khó khăn và không tự ngồi được; Sốt kèm theo các biểu hiện bất thường khác.
Áp xe hậu môn là khoang bị nhiễm khuẩn chứa đầy mủ. Các dấu hiệu khác của bệnh áp xe hậu môn như kích thích vùng hậu môn, đau khi đại tiện, chảy mủ và táo bón. Nếu khối áp xe hậu môn nằm sâu bên trong, có thể gây ra triệu chứng sốt, ớn lạnh, cơ thể mệt mỏi,... Chính vì vậy, khi thấy có những dấu hiệu như trên hoặc một số triệu chứng bất thường khác ở vùng hậu môn, người bệnh cần gặp bác sĩ để được thăm khám chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Mời xem video được quan tâm:
Dinh dưỡng khoa học