Sâm cau – Loại cây gây “nhớ vợ”
Sâm cau còn được gọi là tiên mao, có tên khoa học là Curculigo orchioides Gaertn là một thảo dược vô cùng quý hiếm. Sâm cau từ xưa tới nay vẫn được coi như viagra dành cho các quý ông. Sâm cau có tác dụng tăng ham muốn, hỗ trợ nam giới bị liệt dương, yếu sinh lý, tinh trùng yếu, vô sinh bằng các bài thuốc tán bột hoặc rượu ngâm từ rễ Sâm cau.
Sâm cau còn được dân gian tương truyền là cây gây bệnh “nhớ vợ”. Câu truyện vẫn được truyền tai lâu nay rằng: Tại vùng núi Tây Bắc Việt Nam, các chiến sĩ, cán bộ miền xuôi lên đây công tác khi được bà con mời uống rượu Sâm cau thì ai nấy đều đòi về quê thăm vợ. Vì vậy, Sâm cau còn được gọi là cây “nhớ vợ”.
Sâm cau mọc ở các tỉnh miền núi từ Lai Châu, Cao Bằng, Tuyên Quang…đến Tây Nguyên. Tuy nhiên, trước những năm 1980, Sơn La và Hòa Bình khai thác quá mức, đến nay đã khan hiếm. Bởi vậy, hiện nay, Sâm cau đang được trồng để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu.
Cây Sâm cau
Rễ cây Sâm cau
Chất Curculigin A trong Sâm cau giúp kích thích ham muốn tình dục mạnh, tăng tần suất, thời gian quan hệ, tăng sinh tinh tới 150%. Cao cồn thân rễ Sâm cau có hoạt tính sinh dục nam mạnh nhất, là dược liệu tăng cường bản lĩnh phái mạnh gấp 1,5 lần so với các dược liệu có tác dụng tương tự, là “Viagra” tự nhiên tốt nhất cho nam giới.
Trong thân và rễ Sâm Cau có nhóm chất cycloartan triterpen saponin làm tăng khả năng sản xuất nội tiết tố nam testosterone, chống co thắt, làm thư giãn cơ, tăng cường hoạt động của tế bào Leydig của tinh hoàn – nơi sản xuất ra testosterone trong cơ thể làm tăng nồng độ testosterone một cách tự nhiên đồng thời cũng giúp chống lại những bất thường về tinh trùng như: tinh trùng yếu, chưa hoàn thiện hoặc kém chuyển động...
Để sử dụng Sâm cau đạt hiệu quả cao nhất, việc kết hợp với các dược liệu có tác dụng tương tự sẽ mang lại công năng vượt trội, trong đó phải kể đến Nhung hươu Bắc cực. Sâm Cau cường tinh tráng thận, còn Nhung hươu ích huyết, sinh tủy. Cho nên khi cặp đôi này phối hợp với nhau sẽ đem lại tác dụng “kép” vượt trội: giúp da dẻ hồng hào, khí huyết đầy đủ, cơ thể cường tráng và sinh lý mạnh mẽ trở lại.
Sâm cau hiện nay đang được trồng tại một số vùng núi
Cách phân biệt Sâm cau với các loại rễ cây khác
Tuy nhiên, chính bởi những tác dụng tuyệt vời từ Sâm cau, dược liệu này được không ít người săn lùng. Đáp ứng nhu cầu, thị trường xuất hiện nhiều nguồn cung cấp dược liệu quý này. Tin theo lời quảng cáo của người bán, không ít người đã chi cả triệu đồng để mua “Sâm cau” về ngâm rượu, thế nhưng lại bị nhầm với củ rễ cây bồng bồng. Rễ cây Bồng bồng có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt, giải độc, hoàn toàn không có tác dụng sinh lý. Việc sử dụng nhầm dược liệu vừa không có tác dụng cải thiện sinh lý nam mà còn có thể gặp nhiều tác hại vì toàn cây bồng bồng bỏ rễ có độc, dùng phải thận trọng.
Để phân biệt cây bồng bồng với sâm cau, theo TS.BS Phạm Hưng Củng, Sâm cau lá hẹp có tên khoa học là Curculigo orchioides Gaertn, là cây thảo, cao 20 – 30cm, lá mọc tụ họp thành túm từ thân rễ, xếp nếp như lá cau, hình mũi mác hẹp. Phần thân rễ chính dạng củ, cắm sâu xuống đất. Ở rạng nguyên củ, sâm cau thường chia đốt rõ ràng, vỏ màu nâu đen, thân chỉ có 1 rễ chính, không phân nhánh, có các dễ con to bán quanh thân dễ chính.
Rễ cây bồng bồng: Có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt, giải độc, hoàn toàn không có tác dụng sinh lý. Thậm chí, rễ cây bồng bồng còn có độc ở vỏ, khi sử dụng phải biết loại bỏ độc tố này.
Việc sử dụng nhầm dược liệu vừa không có tác dụng cải thiện sinh lý nam mà còn có thể gặp nhiều tác hại
Sâm cau với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe và sinh lý nam. Tuy vậy, cần tỉnh táo lựa chọn để dùng được đúng loại Sâm cau. Tốt nhất nên tìm mua Sâm cau tại những đơn vị uy tín, có kiểm định rõ ràng. Tuyệt đối không nên mua dược liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc từ những thông tin không chính thống trên mạng, tránh gặp phải tình trạng “tiền mất tật mang” với nhiều hệ lụy cho sức khỏe.
Trong khi đó, cây Bồng bồng có tên khoa học là Dracaena angustifolia, thuộc họ Huyết giác (Dracaenaceae), là cây nhỏ, cao 1 – 2m. Rễ củ phân nhánh nhiều, màu hồng. Ở dạng nguyên củ, sâm cau thường chia đốt rõ ràng, vỏ màu nâu đen, thân chỉ có 1 rễ chính, không phân nhánh, có các rễ con bám quanh thân rễ chính.