KỲ I: SỰ HÌNH THÀNH XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH VÀ NHỮNG NGUY CƠ
Xơ vữa động mạch chỉ xảy ra ở các động mạch lớn và vừa, không xảy ra ở các động mạch có áp lực thấp như động mạch phổi, hay ở các động mạch nhỏ và tĩnh mạch. Đây là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là bệnh động mạch vành và bệnh mạch máu não.
Xơ vữa động mạch là hiện tượng dày và cứng lên của thành các động mạch có khẩu kính lớn và trung bình, là nguyên nhân gây nên thiếu máu cục bộ cơ tim, các cơn đột qụy do thiếu máu cục bộ não (nhồi máu não), bệnh mạch máu ngoại biên, phình động mạch chủ bụng... Trước hết vì một lý do nào đó làm cho các tế bào nội mạc động mạch bị tổn thương, mất chức năng bảo vệ thành mạch. Nguyên nhân gây tổn thương tế bào nội mạc có thể do ảnh hưởng của dòng máu có áp lực cao liên tục tác động đến như: trong bệnh tăng huyết áp, do ảnh hưởng của thuốc lá, một số thuốc và hóa chất, thức ăn, rối loạn lipid máu, nhiễm khuẩn và virút, các yếu tố miễn dịch...
Khi bị tổn thương, các tế bào nội mạc tại chỗ mất khả năng tiết ra prostacyclin. Tiểu cầu lập tức tách ra khỏi dòng máu để tập trung vào chỗ đó và kết dính lại, phóng thích ra nhiều chất trong đó có yếu tố tăng trưởng, yếu tố này kích thích sự di chuyển của các tế bào cơ trơn ở lớp trung mạc ra lớp nội mạc và phát triển mạnh tại đó. Các bạch cầu đơn nhân từ dòng máu cũng đến ngay chỗ tổn thương và được chuyển dạng thành đại thực bào. Các đại thực bào này “ăn” các LDL-C và trở thành các “tế bào bọt” tích đầy mỡ. Đến khi quá tải, các tế bào này bị vỡ và đổ cholesterol ra ngoài làm cho lớp dưới nội mạc dày lên tạo nên các vạch lipid hay các mảng xơ vữa đặc trưng của bệnh.
Xơ vữa động mạch hình thành từ khi nào?
Tỉ lệ bị xơ vữa động mạch liên quan trực tiếp đến tuổi. Một số nghiên cứu cho thấy quá trình xơ vữa động mạch có thể xảy ra từ rất sớm trong những năm đầu tiên của đời người, thậm chí có tác giả còn thấy hiện tượng xơ vữa động mạch xuất hiện ở ngay trong thời kỳ bào thai. Các tổn thương trung gian được hình thành vào những năm 30 của đời người và từ 40 tuổi đã hình thành các mảng xơ vữa thực sự và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim. Từ 50 tuổi trở đi, quá trình xơ vữa động mạch tiếp tục tiến triển trở nên trầm trọng hơn và gây ra các biến chứng như bệnh mạch máu ngoại biên, bệnh mạch máu não... Có tới 17% người dưới 20 tuổi bị xơ vữa động mạch, tỉ lệ này là 37% ở người có độ tuổi từ 20 - 29, 60% ở người có độ tuổi từ 30 - 39, 71% ở người có độ tuổi từ 40 - 49 và 85% ở người có độ tuổi từ 50 trở lên.
Cholesterol là gì?
Cholesterol (hay mỡ trong máu) là chất béo dính giống như sáp được tạo ra từ gan để phục vụ nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Cơ thể chúng ta cần cholesterol để:
- Duy trì thành của tế bào được khỏe mạnh.
- Tạo kích thích tố để giúp quá trình trao đổi các chất trong cơ thể.
- Tạo vitamin D cần thiết cho cơ thể qua ánh sáng mặt trời.
- Tạo mật xanh (bile axít) để yểm trợ việc tiêu hóa chất béo.
Tuy nhiên, đôi khi cơ thể chúng ta tạo ra nhiều cholesterol hơn nhu cầu chúng ta cần. Thêm vào đó, những thức ăn hằng ngày của chúng ta như: thịt, xúc xích, patê, lòng đỏ trứng, thức ăn chiên xào, thức ăn chế biến, bánh ngọt và các sản phẩm từ sữa... đều có chứa cholesterol. Mức độ cholesterol cao trong máu có thể làm tắc nghẽn mạch máu và làm tổn thương các bộ phận quan trọng trong cơ thể như tim (bệnh nhồi máu cơ tim, nghẽn mạch vành tim) và não (tai biến mạch máu não).
Các loại mỡ cholesterol:
- Cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL) được gọi là cholesterol tốt, nó giúp loại bỏ các chất béo ra khỏi cơ thể thông qua gan. Nếu quý vị có một mức độ HDL cholesterol cao trong máu, nguy cơ mắc bệnh tim sẽ được giảm.
- Cholesterol lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL) được biết đến là cholesterol xấu, bởi vì nó có thể dẫn đến sự gia tăng cholesterol trong động mạch. Nếu quý vị có hàm lượng LDL cholesterol cao trong máu, nguy cơ mắc bệnh tim tăng lên.
- Triglyceride là một loại chất béo trung tính trong máu.Nếu cả hai lượng triglyceride và LDL đều cao, nguy cơ bệnh nhồi máu cơ tim(heart attack) và tai biến mạch máu não(stroke) càng cao.
Béo phì
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Béo phì là tình trạng sức khỏe có nguyên nhân dinh dưỡng. Thường thường một người trưởng thành khỏe mạnh, dinh dưỡng hợp lý, cân nặng của họ dao động trong giới hạn nhất định. “Cân nặng nên có” của mỗi người thường ở vào độ tuổi 25 - 30. Hiện nay, WHO thường dùng chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index- BMI) để nhận định tình trạng gầy béo.
Người bị béo phì ngoài thân hình phì nộn, nặng nề, khó coi... còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh như: rối loạn lipit máu, tăng huyết áp, sỏi mật, đái tháo đường,xương khớp... và ung thư.
Hiện nay tình hình thừa cân và béo phì đang tăng lên với tốc độ báo động không những ở các quốc gia phát triển mà ở cả các quốc gia đang phát triển. Đây thật sự là mối đe dọa tiềm ẩn trong tương lai. Tại các nước đang phát triển béo phì tồn tại song song với thiếu dinh dưỡng, gặp nhiều ở thành phố hơn ở nông thôn. Ở Việt Nam tỉ lệ thừa cân và béo phì khoảng 5,6%, 6,5% ở các thành phố lớn; 10,7% ở lứa tuổi 15 - 49 và 21,9% ở lứa tuổi 40 - 49. Tỉ lệ béo phì ở trẻ học sinh tiểu học Hà Nội là 4,2% (2013) và 12,2% ở TP.HCM (2013).
Béo phì là điều kiện sức khỏe mà trong đó lượng chất béo trong cơ thể tích lũy quá nhiều đến mức mà nó gây những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nó được xác định bằng chỉ số BMI và hơn nữa là được đánh giá qua sự phân bố mỡ thông qua tỉ lệ eo - hông và tổng các yếu tố rủi ro về tim mạch. BMI có quan hệ gần gũi với tỉ lệ mỡ trong cơ thể và tổng lượng mỡ trong cơ thể.
BMI được tính bằng cách chia cân nặng (kg) cho bình phương chiều cao (mét) theo công thức:
Với W là cân nặng và H là chiều cao.
KỲ II: NHỮNG ĐIỀU KHÔNG THỂ ĐANG TRỞ THÀNH CÓ THỂ