Cách nhận biết viêm tai giữa cấp

BS. Đỗ Thu Trang

BS. Đỗ Thu Trang

PGĐ phòng khám BV ĐH Y cơ sở Cầu Giấy

05-08-2021 13:49 | Phòng mạch online

SKĐS - Viêm tai giữa có thể xuất hiện đơn độc hay theo sau một đợt nhiễm trùng hô hấp trên như sốt, đau đầu, sổ mũi, ngạt mũi, ho, đau họng, mệt mỏi, ăn uống kém..

Ths, Bs TMH Đỗ Thu Trang – PGĐ phòng khám BV ĐHY cơ sở Cầu Giấy

Hỏi: Hai mẹ con tôi mới học bơi và rất đam mê. Có một băn khoăn là nước rất hay vào tai. Có hôm về bị ù tai, có cảm giác óc ách nước trong tai. Tôi lo nguy cơ bị viêm tai. Bác sĩ tư vấn biểu hiện và cách phòng tránh.

Dương Phương Tú (Thanh Hóa)

Trả lời

Viêm tai giữa cấp là tình trạng tổn thương tai giữa dưới tác động của các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virut,… Do sức đề kháng yếu, vòi nhĩ rộng và ngắn nên trẻ em thường bị viêm tai giữa cấp hơn người lớn. 

Nếu đi bơi, nhất là ở những nơi không đảm bảo vệ sinh, nước vào trong tai sẽ đem theo các vi khuẩn và nấm. Thông thường, nước sẽ tự chảy ra ngoài, nhưng đôi khi nước đọng lại khiến tai bị ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển, dẫn đến viêm. Đặc biệt, những người đã có tiền sử bị viêm tai, thủng màng nhĩ, có bất thường về giải phẫu ống tai rất dễ đọng nước bên trong, nguy cơ mắc bệnh cao hơn. 

Vì sao viêm tai giữa hay tái phát?
https://suckhoedoisong.vn/vi-sao-viem...
Những điều cần biết về viêm tai giữa và điều trị viêm tai giữa
https://suckhoedoisong.vn/nhung-dieu-...

Nhận biết viêm tai giữa cấp

Viêm tai giữa có thể xuất hiện đơn độc hay theo sau một đợt nhiễm trùng hô hấp trên như sốt, đau đầu, sổ mũi, ngạt mũi, ho, đau họng, mệt mỏi, ăn uống kém... Có rất nhiều biểu hiện trong đó đau tai là triệu chứng điển hình gặp trong hầu hết các trường hợp viêm tai giữa. 

Trẻ nhỏ thường bứt rứt, quấy khóc vô cớ, khóc đêm, dùng tay sờ nắn vào tai. Đau ở trẻ lớn thường đến đột ngột khiến trẻ đang ngủ giật mình thức dậy khóc thét và than nhức tai, có cảm giác như có côn trùng đang ngọ ngoạy cào xước trong tai.

Trẻ nhỏ thường bứt rứt, quấy khóc vô cớ, khóc đêm, dùng tay sờ nắn vào tai khi bị viêm tai giữa.

Trẻ nhỏ thường bứt rứt, quấy khóc vô cớ, khóc đêm, dùng tay sờ nắn vào tai khi bị viêm tai giữa.

Trẻ có thể bị ù tai hay ảnh hưởng sức nghe tạm thời. Sau 3 - 5 ngày sốt cao liên tục trẻ bắt đầu chảy mủ tai. Mủ thường có màu vàng nhạt và lỏng. Đôi khi mủ có thể đặc như keo và sậm màu. Lúc này trẻ hết sốt, đau tai giảm nhiều. Ngoài các triệu chứng đặc hiệu ở tai, trẻ có thể nôn ói, đau bụng, tiêu chảy… Người lớn phổ biến là viêm ống tai ngoài, viêm mũi xoang. Sự viêm nhiễm ống tai thường bắt đầu bằng tình trạng ngứa. Khi kéo vành tai hoặc nằm đè lên bên tai bệnh sẽ có cảm giác đau, nghe kém, có dịch vàng, chảy nước hay mùi. Và tình trạng đau tai có thể lan ra xung quanh đôi khi làm bạn đau cả nửa đầu phía bên tai bệnh 

Tùy theo nguyên nhân và giai đoạn của bệnh mà cách điều trị khác nhau. Bệnh nhân chỉ cần dùng thuốc giảm đau, kháng viêm nếu bị viêm tai giữa do virut và không có dấu hiệu của tình trạng bội nhiễm

Thuốc nhỏ tai có nhiều loại, mỗi loại có chỉ định và chống chỉ định khác nhau do đó không nên tùy tiện dùng thuốc nhỏ tai khi chưa có ý kiến bác sĩ để tránh gây hại cho tai và làm cho tình trạng xấu hơn. 

Riêng với trẻ nhỏ nếu chảy mủ tai nhiều có thể dùng gạc, bông sạch thấm nước ấm lau vành tai cho trẻ. Không nên dùng que gòn để ngoáy tai làm sạch mủ vì vô tình sẽ làm trầy xước ống tai, tổn thương màng nhĩ và tạo điều kiện cho vi trùng phát triển rộng hơn. 


4.271 ca nhiễm mới trong cả nước, 2.365 ca từ TP Hồ Chí Minh

Đặt câu hỏi

Loading...

Xem tiếp
Ths, Bs TMH Đỗ Thu Trang – PGĐ phòng khám BV ĐHY cơ sở Cầu Giấy
Ý kiến của bạn