Hà Nội

Cách nhận biết sớm dấu hiệu Parkinson

20-06-2021 08:09 | Y học 360
google news

SKĐS - Bệnh Parkinson là một tình trạng thoái hóa thần kinh tiến triển mạn tính do mất các tế bào chứa dopamine của vùng chất đen và tỷ lệ lưu hành thì tăng theo độ tuổi. Do tình trạng già hoá và gia tăng dân số ngày càng cao, tỷ lệ mắc Parkinson ước tính sẽ tăng 23.2% vào năm 2025. Bài viết dưới đây đưa ra cái nhìn tổng quan về bệnh và cách phòng ngừa.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân của Parkinson vẫn chưa được xác định chắc chắn nhưng từ lâu đã có giả thuyết cho rằng việc tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ từ môi trường có thể là một nguyên nhân quan trọng, cùng với các yếu tố di truyền. Phần lớn các trường hợp được cho là phát sinh một cách riêng lẻ, mặc dù có tới 20% người bị Parkinson cũng có người thân trong gia định mắc bệnh. Hút thuốc lá, cà phê và rượu có thể gây ra những ảnh hưởng bất lợi tới sự tiến triển của Parkinson.

Bệnh có triệu chứng thế nào?

Các triệu chứng của Parkinson bao gồm các vấn đề về dây thần kinh vận động, chẳng hạn như nhịp tim chậm, căng cứng, run khi nghỉ và mất ổn định tư thế. Tuy nhiên, các triệu chứng không liên quan tới dây thần kinh vận động, chẳng hạn như trầm cảm, suy giảm nhận thức, đau đớn và rối loạn mất tự chủ cũng thường xuất hiện và chúng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Các triệu chứng ảnh hưởng đến vận động chủ yếu là do sự mất dần các tế bào thần kinh dopaminergic trong vùng chất đen, điều này làm giảm lượng dopaminergic vào vùng thượng thận và các vùng não khác.

Biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân Parkinson.

Parkinson nổi tiếng là khó chẩn đoán vì bệnh nhân thường trình bày tình trạng bệnh theo nhiều cách khác nhau và không có sẵn các xét nghiệm chẩn đoán cụ thể. Nếu nghi ngờ mắc Parkinson, bệnh nhân nên được điều trị nhanh chóng với bác sĩ chuyên khoa có chuyên môn về chẩn đoán phân biệt tình trạng bệnh.

Sau khi chẩn đoán Parkinson chính thức được đưa ra, bệnh nhân cần được kiểm tra thường xuyên theo chu kỳ 6-12 tháng và nếu các đặc điểm lâm sàng không điển hình phát triển, chẩn đoán cần được xem xét lại.

Biện pháp phòng ngừa bệnh Parkinson

Do nguyên nhân của Parkinson vẫn chưa được xác định chắc chắn, nhưng chúng ta vẫn có thể can thiệp dự phòng vào các yếu tố nguy cơ bằng cách thay đổi lối sống khoa học ngay từ khi còn trẻ:

Tắm nắng thường xuyên để bổ sung đủ vitamin D cho cơ thể. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh Parkinson đều có nồng độ Vitamin D thấp.

Uống trà xanh hàng ngày có tác dụng ngăn không cho độc tố có thể giết chết tế bào thần kinh thâm nhập vào não.

Sử dụng cà phê hợp lý giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

Tránh xa môi trường độc hại, đặc biệt thuốc diệt trừ sâu...

Bổ sung nguồn dinh dưỡng từ những loại hoa quả giàu flavonoid.

Có chế độ tập thể dục khoa học.


DS. Nguyễn Hải
Ý kiến của bạn