Biến chứng mắt ở bệnh nhân đái tháo đường
Biến chứng mắt là một trong những biến chứng lớn thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường. Bên cạnh đó còn có các biến chứng khác như tim mạch, thần kinh, thận, bàn chân…
Các bệnh lý mắt có thể gặp ở người bệnh đái tháo đường bao gồm:
- Phù hoàng điểm
- Glocom (thiên đầu thống)
BSCKI Nguyễn Thị Thúy cảnh báo biến chứng mắt ở bệnh nhân đái tháo đường.
Ở giai đoạn đầu, các biểu hiện biến chứng ở mắt có thể gặp là nhìn mờ hoặc không có biểu hiện. Tuy nhiên nếu các biến chứng mắt ở bệnh nhân đái tháo đường không được điều trị và đường huyết kiểm soát không tốt có thể dẫn đến mù lòa. Do đó người bệnh đái tháo đường nên đi khám mắt định kỳ về mắt. Nếu được điều trị sớm từ lúc thị lực ít bị ảnh hưởng sẽ có hiệu quả điều trị tốt. Đặc biệt là khi có thay đổi đột ngột về thị lực nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Những thay đổi về thị lực có thể bao gồm:
- Mờ
- Có điểm đen, nhấp nháy
- Khó đọc hoặc làm những việc chi tiết, có điểm mù, nhìn thấy hình ảnh méo mó.
Thông thường, khi thăm khám những bệnh nhân đái tháo đường sẽ được kiểm tra khám mắt. Sau đó bệnh nhân cần kiểm tra mắt định kỳ từ 6 tháng đến một năm/lần để phát hiện sớm những biến chứng về mắt.
Vì sao bệnh đái tháo đường gây biến chứng ở mắt?
Nguyên nhân gây biến chứng mắt ở bệnh nhân đái tháo đường là do tình trạng tăng đường huyết kéo dài. Từ đó dẫn đến tổn thương mạch máu ở khắp cơ thể. Trong đó rõ nhất là ở các vi mạch máu và các mạch máu võng mạc. Ngoài ra, còn do sự tổn thương thành mạch võng mạc và tình trạng tắc mạch gây thiếu máu, kích thích tăng sinh các mạch máu mới còn gọi là tân mạch. Các mạch máu mới này dễ vỡ, khi vỡ có thể gây xuất huyết võng mạc từ đó gây giảm thị lực.
Phòng ngừa các biến chứng ở bệnh nhân đái tháo đường
Ngoài những biến chứng hay gặp trên, ở người bệnh đái tháo đường còn những bệnh lý khác như nhiễm trùng răng miệng, rụng răng, bệnh lý tai…
Nhìn chung, người bệnh đái tháo đường nếu không được kiểm soát tốt sẽ có rất nhiều biến chứng bất lợi. Nếu không phát hiện và xử lý sớm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cũng như biến chứng mạn tính gây khó khăn trong cuộc sống.
Tuy nhiên các biến chứng ở bệnh nhân đái tháo đường hoàn toàn có thể phòng ngừa. Để giảm những biến chứng nguy hiểm như biến chứng tim mạch, biến chứng thần kinh, biến chứng thận, biến chứng bàn chân, biến chứng mắt… người bệnh đái tháo đường cần lưu ý thay đổi lối sống. Cụ thể:
- Có chế độ ăn lành mạnh, tăng cường ăn rau xanh, trái cây tươi ít ngọt. Không ăn chất béo chuyển hóa.
- Tăng cường tập luyện thể dục hàng ngày
- Kiểm soát tốt huyết áp, đường máu, mỡ máu đạt mục tiêu
- Ngừng hút thuốc lá, không uống rượu bia. Uống nhiều nước
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ
- Tuyệt đối tuân thủ thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý bỏ thuốc hoặc sử dụng thuốc trôi nổi, không rõ nguồn gốc.
Xem thêm video được quan tâm:
Phát Hiện Ung Thư Gan Từ Cơn Đau Tức Ở Hạ Sườn Phải | SKĐS