Hà Nội

Cách người Đức dạy trẻ về tính lương thiện

05-09-2014 09:21 | Đời sống
google news

Người Đức có quan điểm rất nghiêm khắc về việc giáo dục lòng tốt cho thế hệ trẻ. Ngay từ nhỏ trẻ đã được giáo dục về lối sống hướng thiện và lương thiện thông qua rất nhiều bài học ở nhà và ở trường.

Giáo dục trẻ yêu động vật

Bài học về sự lương thiện đầu tiên mà nhiều trẻ em ở Đức phải học là yêu thương các loài động vật nhỏ. Khi trẻ vừa mới chập chững đến trường, không ít gia đình người Đức nuôi các động vật nhỏ như chó con, mèo con, thỏ con, cá vàng... cho con mình. Trong quá trình tự chăm sóc, nuôi nấng những con vật ấy, trẻ sẽ học được cách nâng niu, trân trọng những sinh linh nhỏ bé. Ở trường mẫu giáo cũng nuôi những động vật nhỏ, bọn trẻ sẽ luân phiên nhau phụ trách nuôi dưỡng, chú ý quan sát sự trưởng thành của động vật… và phát động thi đua lập các kỷ lục nuôi dưỡng động vật cho trẻ.

 1
Biết yêu thương, chăm sóc các động vật nhỏ bé là bài học về lòng tốt từ rất sớm cho trẻ em ở Đức.

Các bé sau khi chính thức nhập học, các bạn học sinh sẽ có những bài viết, bài phát biểu trước toàn trường về các bạn thú mà mình đã nuôi dưỡng. Ngoài ra, trẻ được khuyến khích dùng tiền mình dành dụm được để nhận nuôi dưỡng những động vật nhỏ bị bỏ rơi, hoặc quyên tiền để cứu những loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Những hoạt động này thường diễn ra rất sôi nổi trong các trường học ở Đức.

Lớn hơn, ở các trường tiểu học và trung học, các em thường xuyên có những cuộc thảo luận và thi sáng tác có liên quan đến việc đối xử tốt với động vật như bài viết của một cậu bé 13 tuổi về cuộc chiến chữa lành vết thương cho một con chim nhỏ, rồi thả nó về với bầu trời hay các hội thảo về việc làm thế nào giúp các chú chó mèo bị bỏ rơi được chăm sóc tốt hơn. Ngược lại, trẻ em ngược đãi với động vật nhỏ, nhẹ thì bị phê bình, nặng thì bị phạt, nếu nghiêm trọng hơn có thể còn được gửi đi trị liệu về tâm lý.

Luôn giúp đỡ những người yếu thế

Trẻ em ở Đức luôn được cha mẹ, thầy cô, người lớn hướng dẫn và khích lệ giúp đỡ người già, người khiếm thị, người tàn tật… Điều đó thậm chí đã trở thành một thói quen hành vi tự nhiên đối với mọi đứa trẻ. Thông điệp mà người Đức dạy cho những đứa trẻ ngay từ khi còn nhỏ là “Ngưỡng mộ kẻ mạnh là sự thường tình của con người, đứng về cùng phía với kẻ yếu mới thể hiện tâm hồn đẹp đẽ”.

Ngoài ra, người Đức cũng luôn dạy con biết khoan dung với mọi người, dạy trẻ biết cách đặt mình vào vị trí của người khác để học cách cảm thông và chia sẻ trước khi oán trách hay giận hờn.

Căm ghét bạo lực

Nước Đức nổi tiếng về chế tạo các vũ khí tối tân, nhưng người Đức lại không tán thành những đồ chơi mang tính bạo lực, càng không ủng hộ trẻ em, đặc biệt là con trai, làm bạn với súng, pháo, xe tăng. Vì người Đức đã đi sâu nghiên cứu và tìm được ngày càng nhiều bằng chứng xác thực: khi nhỏ nếu thường xuyên chơi những đồ chơi bạo lực thì lớn lên rất khó trở thành người yêu chuộng hòa bình.

Đặc biệt trong môi trường học đường, các hành vi bạo lực với bạn bè được kiểm soát vô cùng chặt chẽ và quyết liệt, các hoạt động giúp học sinh học cách đối thoại, kỹ năng giao tiếp… cũng thường xuyên được tổ chức.

 

 


Ý kiến của bạn