Nhiều phụ nữ không nhận ra rằng họ có nguy cơ mắc bệnh tim. Do đó, hiểu được những yếu tố nguy cơ và các triệu chứng để nhận biết, là rất quan trọng để chống lại bệnh tim ở phụ nữ.
Cách để giảm thiểu rủi ro mắc bệnh tim
- Biết các yếu tố rủi ro của bạn
Các yếu tố rủi ro của bệnh tim bao gồm:
- Huyết áp cao
- Cholesterol cao
- Bệnh đái tháo đường
- Hút thuốc
- Tiền sử gia đình mắc bệnh tim sớm…
Béo phì cũng làm tăng nguy cơ phát triển huyết áp cao, tăng cholesterol và tiền đái tháo đường, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Ngoại trừ tiền sử gia đình, bạn có thể sửa đổi các yếu tố nguy cơ này để giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Tham khảo ý kiến bác sĩ để biết cách lựa chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe tim mạch.
- Quản lý tình trạng sức khỏe hiện tại: Các tình trạng sức khỏe này bao gồm đái tháo đường, tăng huyết áp và cholesterol cao. Trao đổi với bác sĩ để có kế hoạch điều trị tốt nhất cho các tình trạng này.
- Nhận biết các triệu chứng đau tim ở phụ nữ: Các triệu chứng đau tim ở phụ nữ có thể giống hoặc khác với triệu chứng ở nam giới, có thể bao gồm:
- Đau hoặc cảm giác tức ở ngực, cánh tay, cổ, hàm, lưng hoặc bụng
- Hụt hơi
- Buồn nôn, nôn
- Choáng váng
- Đổ mồ hôi lạnh…
Cũng như nam giới, triệu chứng phổ biến nhất của cơn đau tim ở phụ nữ là khó chịu ở ngực, nhưng bạn có thể bị đau tim mà không bị đau ngực hoặc tức ngực. Và phụ nữ có nhiều khả năng mắc các triệu chứng khác hơn nam giới, chẳng hạn như đau lưng, đau quai hàm, khó thở, khó tiêu và buồn nôn/nôn.
Nếu bạn có những triệu chứng này và nghi ngờ mình đang bị đau tim, hãy gọi cấp cứu và ngay cả khi bạn không chắc chắn, nó có thể cứu mạng bạn.
- Hoạt động thể chất thường xuyên và duy trì cân nặng khỏe mạnh: Bạn không cần phải hoàn thành tất cả hoạt động vào một thời điểm nhất định và cũng không sao nếu bạn không phải là người thích tập gym. Đi bộ có thể là một cách dễ dàng để bắt đầu. Nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe về mức độ hoạt động phù hợp với bạn.
- Lựa chọn thực phẩm tốt cho tim mạch: Ví dụ, bạn có thể ăn trái cây và rau quả trong mỗi bữa ăn; hạn chế chất béo bão hòa, đường bổ sung và ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt hơn. Chọn miếng thịt nạc nhất hiện có và chế biến chúng theo những cách lành mạnh.
Nhãn thông tin dinh dưỡng có thể cho bạn biết thông tin chính về thực phẩm đóng gói mà bạn ăn. Nó bao gồm thông tin chi tiết về kích cỡ khẩu phần và natri, chất béo bão hòa và đường bổ sung. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để biết cách lựa chọn thực phẩm tốt nhất cho bạn.
- Sử dụng aspirin hàng ngày không phù hợp với tất cả mọi người: Nói chuyện với bác sĩ trước khi bạn sử dụng aspirin để ngăn ngừa các cơn đau tim.
- Nếu bạn hút thuốc, hãy cố gắng bỏ thuốc: Hút thuốc là ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch. Vì vậy hãy tìm cách giúp bạn bỏ thuốc lá.
- Tuân thủ kế hoạch điều trị nếu có: Bạn cần trao đổi với bác sĩ để lập kế hoạch chăm sóc cho sức khỏe tim mạch của mình.
Hãy lập danh sách các loại thuốc và chất bổ sung và mang theo đến tất cả các lần tái khám và đừng ngần ngại hỏi bất cứ vấn đề nào bạn còn chưa rõ để có được sự hiểu biết thấu đáo về bệnh và cách giảm thiểu rủi ro. Điều này sẽ giúp bạn chủ động trong chăm sóc phòng ngừa bệnh tim và các biến cố liên quan.
Mời bạn xem thêm video:
Tập thể dục buổi chiều có thể giảm nguy cơ bệnh tim | SKDS