Cách ngăn ngừa bệnh tai mũi họng mùa xuân

25-02-2025 07:05 | Phòng mạch online

SKĐS - Vào mùa xuân rất dễ phát sinh bệnh tai mũi họng, vì thời tiết mưa phùn và độ ẩm cao thường xuyên sẽ khiến cho không khí lưu thông kém, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển. Phấn hoa, hương thơm của các loại hoa ở mùa xuân cũng là tác nhân gây bệnh cho người có cơ địa dị ứng.

Dấu hiệu chứng tỏ bạn phải đi khám tai mũi họngDấu hiệu chứng tỏ bạn phải đi khám tai mũi họng

SKĐS - Trong điều kiện thời tiết nắng nóng như hiện nay, nhu cầu sử dụng quạt máy, điều hòa tăng, ăn uống đồ lạnh, rượu bia thường xuyên khiến các bệnh về tai - mũi - họng dễ dàng phát triển.

Nguy hại của bệnh tai mũi họng

Tai mũi họng là cửa ngõ của đường thở nên những trục trặc ở bộ phận này có thể gây tắc thở nhanh chóng. Viêm họng cấp, viêm phế quản cấp ở trẻ em... là những bệnh phải điều trị sớm, vì nếu không điều trị dứt điểm bệnh dễ trở nên mạn tính và là tác nhân gây nhiều bệnh nguy hiểm khác. Chẳng hạn như bệnh nhân bị viêm mũi họng thì các chất xuất tiết như đờm, dãi, nước mũi... là những chất nhiễm khuẩn, khi nuốt vào sẽ gây rối loạn tiêu hoá.

Viêm tai giữa ở trẻ em có rối loạn tiêu hóa tới 70% do phản xạ thần kinh tai - ruột (phản xạ Rey).

Khi bị viêm nhiễm như viêm amidan mạn tính, bản thân amidan trở thành một lò viêm tiềm tàng, bệnh sẽ thường xuyên tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi thông qua cơ chế tự miễn dịch sẽ gây ra các bệnh như: Viêm cầu thận, viêm khớp và các bệnh về tim. Trong khi đó viêm xoang lại có thể gây nhiễm trùng ổ mắt, đây là một biến chứng nghiêm trọng, đe dọa thị lực, thậm chí là tính mạng bệnh nhân.

Cách ngăn ngừa bệnh tai mũi họng mùa xuân- Ảnh 2.

Không khí mùa xuân dễ phát sinh bệnh tai mũi họng.

Cách ngăn ngừa bệnh tai mũi họng 

  • Kiểm soát môi trường sống

Giữ không gian sống sạch sẽ: Thường xuyên lau dọn, hút bụi nhà cửa để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn. Giặt chăn ga gối định kỳ, tránh tích tụ bụi bẩn gây dị ứng. Hạn chế nuôi chó mèo nếu có tiền sử viêm mũi dị ứng.

Có thể sử dụng lọc không khí, điều chỉnh độ ẩm hợp lý để giảm bụi mịn, phấn hoa. Giữ độ ẩm phòng từ 50 - 60% để bảo vệ niêm mạc mũi họng.

Tránh tiếp xúc với khói thuốc, hóa chất: Không hút thuốc lá, tránh xa môi trường ô nhiễm. Đeo khẩu trang khi ra đường hoặc khi tiếp xúc với hóa chất. Thay đổi thói quen sinh hoạt.

Vệ sinh tai mũi họng đúng cách: Súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày. Không ngoáy tai bằng tăm bông, không dùng chung tai nghe.

Bảo vệ thanh quản, hạn chế viêm thanh quản: Tránh nói to, hét lớn, uống đủ nước để giữ ẩm thanh quản. Hạn chế ăn đồ lạnh, không uống nước đá quá nhiều.

Giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh: Đeo khăn giữ ấm cổ, đặc biệt khi ra ngoài trời lạnh. Hạn chế bật điều hòa quá lạnh, không để quạt thổi trực tiếp vào mặt.

Không dùng chung đồ cá nhân: Không dùng chung ly, cốc, muỗng, đũa để tránh lây nhiễm virus.

  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

Bổ sung thực phẩm tốt cho hệ hô hấp: Vitamin C (cam, quýt, bưởi, kiwi) giúp tăng cường miễn dịch. Thực phẩm giàu kẽm (hàu, thịt bò, hạt điều) giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng. Mật ong, gừng, tỏi giúp kháng viêm, bảo vệ cổ họng.

Uống nước ấm, trà thảo dược giúp làm dịu họng, ngăn ngừa viêm thanh quản.

Tránh thực phẩm gây kích ứng: Đồ ăn cay nóng, rượu bia: Gây kích ứng cổ họng, tăng nguy cơ viêm thanh quản. Thực phẩm dễ gây dị ứng (hải sản, sữa bò – nếu nhạy cảm) có thể làm tăng triệu chứng viêm mũi dị ứng. Đồ lạnh, nước có gas: Gây co thắt đường hô hấp, dễ kích thích viêm họng.

Kiểm soát trào ngược dạ dày bằng cách ăn chậm, nhai kỹ, không ăn sát giờ ngủ.

Hạn chế đồ chua, cay, cà phê, rượu bia.

Điều trị dị ứng đúng cách: Sử dụng thuốc chống dị ứng theo chỉ định bác sĩ khi cần.

Tóm lại: Để phòng bệnh lý tai mũi họng thì việc chăm sóc tai mũi họng đúng cách chính là phương pháp hữu hiệu để ngăn ngừa vi khuẩn có thể tấn công. Nên súc họng 2 – 3 lần/ngày bằng dung dịch sát khuẩn đối với người lớn và bằng nước muối sinh lý đối với trẻ nhỏ.

Tránh các thói quen gây tổn hại tai mũi họng như ngoáy mũi, nhổ lông mũi, bơm rửa mũi quá nhiều lần trong ngày, xoa dầu gió lên mũi, lạm dụng thuốc chống nghẹt mũi, ngoáy tai thường xuyên, lấy ráy tai không đúng, hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia…

Những thói quen có hại cho tai mũi họngNhững thói quen có hại cho tai mũi họng

SKĐS - Việc chăm sóc, giữ gìn sức khỏe tai- mũi - họng tưởng chừng rất đơn giản, thế nhưng trong thực hành ngoài đời sống, người ta lại hay có nhiều những sai lầm gây tổn hại cho các cơ quan này.

BS Nguyễn Văn Dũng
Ý kiến của bạn