Việc giảm thiểu thời gian tập thể dục cũng là nguyên nhân đáng kể của thoái hóa cột sống.
Ai dễ bị thoái hóa đốt sống?
Những người có liên quan đến một hay nhiều nguyên nhân sau đây dễ bị thoái hóa đốt sống cổ: do di truyền, tuổi tác, dinh dưỡng mất cân bằng, tập luyện không hợp lý… Nếu bệnh do di truyền thì bệnh nhân thường yếu đuối từ nhỏ. Cùng với tuổi tác ngày càng cao thì sự lão hóa các bộ phận trong cơ thể ngày một gia tăng, trong đó có thoái hóa đốt sống cổ. Sự thay đổi lối sống đã làm cho thời gian tập thể dục của mọi người giảm thiểu. Hậu quả không hay khi ít luyện tập khiến cho xương mềm, đốt sống cổ thiếu dinh dưỡng dẫn đến sự thoái hóa đến sớm và tốc độ nhanh. Dinh dưỡng mất cân bằng gây rối loạn chức năng trao đổi chất trong cơ thể, đặc biệt là rối loạn về trao đổi canxi, photpho và hormon làm cho cơ thể dễ mắc bệnh đốt sống cổ.
Ăn tôm, cua, cá bổ sung nhiều canxi giúp phòng bệnh đốt sống cổ.
Hậu quả từ bệnh đốt sống cổ
Bệnh đốt sống cổ gây các tổn thương: dây thần kinh, làm suy giảm chức năng vận động và cảm giác vùng do dây thần kinh chi phối. Tổn thương thần kinh nặng dễ dẫn đến tê liệt, thậm chí là tử vong. Mặt khác, những cơn đau do bệnh đốt sống cổ gây ra ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và công tác của người bệnh. Ngoài ra, căn bệnh này còn ảnh hưởng tới các cơ quan khác như hệ tim mạch, teo cơ, giảm vận động, viêm dạ dày… Do bệnh đốt sống kích thích khiến thần kinh giao cảm dạ dày trở nên hưng phấn, rối loạn chức năng co giãn, dạ dày và tá tràng nhu động theo dòng ngược chiều, dịch mật chảy ngược và gây kích thích tới niêm mạc dạ dày, từ đó mà xuất hiện viêm dạ dày. Chứng đau thắt cơ tim do thoái hóa đốt sống cổ: do thần kinh đốt sống cổ chi phối cơ ngang và tâm bào (tâm bào lạc) bị kích thích gây nên. Người bệnh bị đau ở vùng trước ngực, ấn vào xung quanh đốt sống cổ có cảm giác đau. Bệnh nhân còn có thể mắc chứng khó nuốt, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não…do thoái hóa đốt sống cổ gây nên.
Sống chung với bệnh đốt sống cổ thế nào?
Khi bạn bị đau cấp tính ở đốt sống cổ, quan trọng nhất là phải nghỉ ngơi thì bệnh sẽ phục hồi nhanh. Nghỉ ngơi có 2 cách: một là nằm nghỉ, hai là nghỉ cục bộ. Khi nằm nghỉ có thể bảo vệ vùng bị tổn thương một cách tối đa, tránh bệnh nặng lên do cử động. Nghỉ cục bộ tức là dùng phương pháp cố định bộ phận cổ và eo bằng dụng cụ y khoa nhằm hạn chế hoạt động của vùng bị tổn thương - biện pháp bảo vệ tốt nhất, trong khi bệnh nhân vẫn có thể làm một số động tác đơn giản.
Nếu bệnh đốt sống cổ gây chèn ép thần kinh, cần đi khám để xem bác sĩ có chỉ định phẫu thuật hay không. Trường hợp bệnh tiến triển tốt do điều trị, không xuất hiện triệu chứng chèn ép dây thần kinh, bạn có thể thực hiện các biện pháp như: tập luyện, hình thành lối sống lành mạnh giữ cho bệnh ở trạng thái ổn định.
Điều trị bệnh đốt sống cổ có thể áp dụng biện pháp điều trị bằng phẫu thuật hoặc không phẫu thuật. Điều trị không phẫu thuật chủ yếu là: kéo giãn, điều trị bằng vật lý trị liệu, xoa bóp, châm cứu, dùng dược liệu, dụng cụ nâng đỡ cổ, tập thể dục… Sau một thời gian điều trị với các phương pháp nói trên, phần lớn bệnh nhân đều đỡ bệnh, hoặc khỏi bệnh.
Phương pháp điều trị bằng phẫu thuật chủ yếu được chỉ định khi điều trị như trên mà bệnh không cải thiện hoặc còn trở nên nặng thêm ảnh hưởng nghiêm trọng tới công việc và đời sống hằng ngày.
Phòng và ngăn chặn thoái hóa đốt sống cổ
Những người làm việc với một tư thế cần phải thường xuyên đứng lên để đi lại và tập một vài động tác thay đổi tư thế. Có thể chạy bộ, đánh cầu lông, đạp xe… miễn là thích hợp cho mình. Nếu lái xe và người ngồi trên xe cần phải thắt dây an toàn, bởi vì những cơn xóc và va chạm đều có thể gây tổn hại đến đốt sống cổ.
Tập luyện cơ bắp vùng cổ để giúp cổ khỏe mạnh hơn. Bạn có thể đan chéo các ngón tay lại với nhau, đặt lên phía sau gáy, cố ưỡn đầu và cổ về phía sau, giữ tư thế này 5-10 giây, trở lại thư giãn rồi tiếp tục, làm khoảng 10-15 lần.
Tập luyện cơ vùng thắt lưng: nằm sấp trên giường, dùng vùng bụng làm điểm tựa, hai tay để xuôi úp theo thân người, hai chân để xuôi thẳng, căng sức, nâng hai chân lên càng cao càng tốt, động tác này có tác dụng tự kéo giãn đốt sống cổ, đốt sống ngực và đốt cột sống lên một trạng thái tốt nhất.
Về dinh dưỡng, cần bổ sung canxi cao như uống sữa bò, ăn các loại thịt, tôm cua cá, bổ sung vitamin, chất khoáng bằng việc ăn nhiều rau và trái cây chín.