Hà Nội

Cách nào thu thuế người livestreams bán hàng online

02-06-2024 11:21 | Xã hội
google news

SKĐS - Việc thất thu thuế đối với những cá nhân kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử, trong đó có cá nhân livestream bán hàng là có, do đó cần phải được kiểm soát.

Nhiều quầy hàng của người Việt Nam bị ảnh hưởng sau vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba LanNhiều quầy hàng của người Việt Nam bị ảnh hưởng sau vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan

Ngày 12/5, Đại sứ Việt Nam tại Ba Lan Hà Hoàng Hải cho biết trung tâm thương mại với hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam tại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan đã bị cháy. Thông tin sơ bộ ban đầu cho thấy không có thiệt hại về người, song gần như toàn bộ tài sản đã bị thiêu rụi.

Bán hàng trên mạng phải kê khai nộp thuế

Tại họp báo thường kỳ Chính phủ chiều 1/6, Thứ trưởng Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết livestream bán hàng trên mạng có thể phát sinh doanh thu, thu nhập. Do đó, đây là hoạt động kinh tế, phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật về thuế, như với thương mại điện tử nói chung.

Cụ thể, cá nhân có doanh thu và thu nhập từ hoạt động này sẽ phải kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân. Còn hộ kinh doanh gia đình thực hiện theo thuế khoán hoặc kê khai thuế định kỳ.

Tại thông cáo phát đi ngày 1/6, Bộ Tài chính cũng thừa nhận các hình thức kinh doanh trên thương mại điện tử ngày càng đa dạng. Để tăng quản lý thuế với lĩnh vực này, ngành thuế đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó có đề xuất sửa quy định theo hướng yêu cầu chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử cho đặt hàng trực tuyến phải khai, nộp thuế thay cho các cá nhân kinh doanh trên sàn.

Cách nào thu thuế người livestreams bán hàng online- Ảnh 2.

Người livestreams bán hàng online sẽ phải nộp thuế.

Theo Bộ Tài chính, giải pháp này sẽ góp phần cải cách thủ tục hành chính, giảm đầu mối kê khai thuế, chi phí thực hiện thủ tục hành chính cho toàn xã hội. "Sẽ chỉ cần một đầu mối là sàn giao dịch thương mại điện tử khai, nộp thuế, thay vì hàng chục nghìn cá nhân", cơ quan này cho hay.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, giảng viên cao cấp Học viện Tài chính nhận định, việc thất thu thuế đối với những cá nhân kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử, trong đó có cá nhân livestream bán hàng là có. Chúng ta biết rằng thương mại điện tử hay bán hàng online thời gian qua có rất nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, thực tế việc quản lý kinh doanh bán hàng online này rất phức tạp cho tính mới và phổ biến của nó.

Vì kinh doanh online họ có thể chào hàng, bán hàng trên nhiều trang mạng điện từ với những tên khác nhau và sau khi họ chấm dứt thời gian liestream thì chúng ta chẳng biết họ là ai nữa. Nó không phải là các sàn thương mại điện tử mà nhà mạng có thể dễ dàng quản lý. Do vậy cơ quan thuế cần đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, giám sát, thúc đẩy thu thuế kinh doanh online. Đồng thời, cũng cần có các hình thức tuyên truyền, biểu dương các cá nhân nộp thuế cao cũng như nêu tên các cá nhân không kê khai nộp thuế để răn đe.

Để việc thu thuế không gây ảnh hưởng lớn đến người lao động, ông Thịnh đề xuất những người kinh doanh nghề mang tính chất "tay trái" có thu nhập không đáng kể thì chúng ta không phải đánh thuế những đối tượng này, hay mục đích đánh thuế không nên hướng đến những người này. Đồng thời những người kinh doanh lớn dựa trên mức độ doanh thu khoảng 100 triệu/năm trở lên thì những đối tượng này buộc phải đăng ký, kê khai thuế và nộp thuế theo quy định.

Cách nào chống thất thu thuế?

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng để quản lý thuế đối với thương mại điện tử rất cần sự vào cuộc của các cấp, các ngành trong giai đoạn hiện nay nhằm tránh thất thu thuế và đảm bảo chất lượng hàng hóa cho người tiêu dùng. Với sự phối hợp giữa nhà mạng, các sàn thương mại điện tử, trên cơ sở đó, cơ quan thuế, Bộ Công thương, Bộ Công an sẽ làm việc để tìm ra người bán hàng đó là ai, như thế nào, có đúng không. Đồng thời kết hợp với ngân hàng trong việc chuyển tiền vào tài khoản những người kinh doanh online. Rồi kết hợp với nhà vận chuyển, shipper nhận tiền trực tiếp thì chúng ta dần có được một kho dữ liệu về những người kinh doanh.

"Chính quyền địa phương họ nắm được hết trên địa bàn có những ai kinh doanh online. Cho nên, nếu có sự kết hợp giữa các bên, từ đó việc quản lý kinh doanh thương mại điện tử nói chung và bán hàng trực tuyến nói riêng sẽ dần dần đi vào nề nếp, văn minh, hiện đại phù hợp với xã hội văn minh và với những công cụ hiện đại", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nêu ý kiến.

Để kinh doanh online và truyền thống bình đẳng, cần tuyên truyền, giáo dục để mọi chủ thể kinh doanh thấy được trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi khi đóng thuế cho Nhà nước. Ở các nước phát triển, chỉ cần tài khoản tăng 1.000 USD thì ngân hàng sẽ thay mặt cơ quan thuế hỏi 1.000 USD này ở đâu ra, anh có nộp thuế không, nộp thuế loại gì, như thế nào và sẽ giúp khách hàng kê khai thuế, nộp thuế.

Do vậy, vị chuyên gia cho rằng, để người kinh doanh online không "né" được thuế, phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, ngân hàng, cơ quan thuế, quản lý thị trường…

Nếu chủ thể kinh doanh nào cố tình chây ỳ, không đăng ký, không kê khai cũng như không nộp thuế đầy đủ thì phải có hình thức phạt ở mức nặng, thậm chí có thể không cho phép kinh doanh. Nếu thực hiện như vậy mới làm cho các chủ thể trong nền kinh tế sẽ tự giác đăng ký, kê khai nộp thuế đồng thời thông qua đó các chủ thể kinh doanh cũng có trách nhiệm với hoạt động kinh doanh của mình.

Theo Bộ Tài chính, năm 2023, doanh thu quản lý thuế qua kênh thương mại điện tử là 3,5 triệu tỷ đồng (khoảng 146 tỷ USD), với số thuế đã nộp 97.000 tỷ, tăng 14% so với một năm trước đó. Ngành thuế cũng rà soát hơn 31.000 đối tượng, xử lý vi phạm hơn 22.000 trường hợp, số thuế tăng thêm trong lĩnh vực này gần 3.000 tỷ đồng.

Người đàn ông bị lừa gần 3 tỷ đồng khi đầu tư vào trang thương mại điện tử giả mạoNgười đàn ông bị lừa gần 3 tỷ đồng khi đầu tư vào trang thương mại điện tử giả mạo

SKĐS - Anh N. bị chiếm đoạt gần 3 tỷ đồng khi tham gia đầu tư cho website giả mạo trang thương mại điện tử Carousel.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Bản tin tự báo thời tiết mới nhất hôm nay ngày 2/6.


Tô Hội
Ý kiến của bạn