Cách nào phát triển công nghiệp dược liệu ở Việt Nam?

24-10-2023 19:34 | Y học cổ truyền

SKĐS - Sản xuất đông dược bằng công nghiệp là xu thế tất yếu hiện nay, vừa để bảo tồn giá trị của bài thuốc, vừa đem lại lợi ích cho sức khỏe cộng đồng.

Hai lợi thế để phát triển dược liệu ở Việt NamHai lợi thế để phát triển dược liệu ở Việt Nam

SKĐS - PGS.TS. Trần Văn Ơn, nguyên Trưởng bộ môn thực vật, Đại học Dược Hà Nội cho rằng Việt Nam có hai lợi thế cực kỳ lớn về số lượng cây thuốc trong tự nhiên và tri thức sử dụng cây thuốc của các dân tộc.

Lợi ích mà thảo dược mang lại cho sức khỏe

Theo PGS.TS. Phùng Hòa Bình, nguyên trưởng Bộ môn Dược học cổ truyền, Đại học Dược Hà Nội, chúng ta có truyền thống ông cha để lại kho tàng y học dân gian, tận dụng kinh nghiệm của mọi vùng miền điều trị các loại bệnh, đem lại hiệu quả chữa bệnh rất tốt. Tiếp sau đó là hệ thống y học hàn lâm về Đông y rất tuyệt vời.

Vấn đề hiện nay là khi y học hiện đại phát triển, xu hướng sử dụng tân dược nhiều hơn. Tân dược có hiệu lực cực mạnh, để nghiên cứu ra một loại tân dược, thế giới cần đến từ 10-13 năm với chi phí hàng tỷ USD. Mặt trái của tân dược là những tác động bất lợi kèm theo. Trong khi Đông y chữa bệnh khi chưa phát bệnh. Ví dụ bài thuốc chữa dị ứng. Có người trời lạnh là dị ứng là do cơ địa hàn, có người trời nóng là dị ứng do cơ địa nhiệt. Thầy thuốc dựa vào đó để bốc thuốc cho bệnh nhân.

Cách nào phát triển công nghiệp dược liệu ở Việt Nam? - Ảnh 2.

Việt Nam có nguồn tài nguyên dược liệu phong phú.

Nhưng người bệnh vốn có tâm lý thích hiệu quả nhanh là khó khăn trong xây dựng thói quen sử dụng Đông dược. Ngoài ra, lòng tin của bệnh nhân với thuốc thảo dược chưa tốt. Nhiều thầy thuốc lấy nghề y làm nghề kiếm sống, làm xói mòn lòng tin của người dùng. Thảo dược đã được sử dụng từ hàng nghìn năm nay, rất nhiều người dùng đã có hiệu quả, nên không thể phủ nhận tác dụng của nó.

Thảo dược được sử dụng bằng kinh nghiệm hàng nghìn năm, con người chống lại được bệnh tật là nhờ có thảo dược. Trong khoảng 100 năm gần đây, tân dược mới du nhập vào Việt Nam. Thảo dược là kinh nghiệm, nhiều bài thuốc trở thành y văn lưu truyền và được kiểm chứng.

"Tân dược có hiệu quả mạnh nhưng đồng thời kèm theo nhiều bất lợi đặc biệt ở phân khúc người cao tuổi, những bệnh sinh ra do hội chứng lão hóa. Từ lúc 50-60 tuổi, cơ thể thoái hóa tăng dần lên, buộc phải dùng thuốc. Hiện tượng thoái hóa khớp, loãng xương, xốp xương, nếu cứ dùng tân dược, chữa được xương khớp thì hỏng tạng phủ. Thảo dược sẽ cực kỳ hữu ích cho người cao tuổi", PGS.TS. Phùng Hòa Bình cho biết.

Nói chung, các phương pháp chẩn đoán và các loại thuốc dùng trong y học cổ truyền có tính an toàn rất cao, thường sử dụng các loại nguyên liệu từ thiên nhiên như hoa, quả, thân, lá, rễ cây,… Thế mạnh của y học cổ truyền là điều trị các bệnh mạn tính như xương khớp, cơ, đái tháo đường… bằng các phương pháp xoa bóp, bấm huyệt, bổ sung dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.

Y học cổ truyền được khẳng định điều trị có hiệu quả nhiều nhóm bệnh phức tạp mà không gây tác dụng phụ; trong đó có các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc chiếm tới 30%, điển hình là châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, dưỡng sinh… Với tỷ lệ bệnh nhân khỏi bệnh đạt hơn 70%, các bệnh viện chuyên khoa y học cổ truyền, phòng chẩn trị y học cổ truyền ngày càng thu hút nhiều người đến khám và điều trị, đã và đang có vai trò hết sức quan trọng trong việc giảm tải cho các bệnh viện đa khoa.

Kết hợp giữa công nghệ và cổ truyền là xu hướng tất yếu

Ngành y tế đã tổng hợp được danh mục loài cây thuốc từ cộng đồng các dân tộc và thu thập, sưu tầm gần 1.300 bài thuốc dân gian trên cả nước. Những tri thức bản địa này là cơ sở quan trọng nhằm hỗ trợ cho việc sàng lọc, nghiên cứu phát triển sản phẩm phục vụ công tác phòng và chữa bệnh. Tuy nhiên, trước thực trạng nền y học cổ truyền còn chưa phát huy được hết tiềm năng thì hướng đi phù hợp nhất của ngành dược nước ta dựa vào lợi thế sẵn có là nguồn cây dược liệu trong nước để phát triển. Đây sẽ là con đường nhanh chóng và thuận lợi nhất để đưa ngành dược Việt Nam đón đầu trong hội nhập quốc tế.

PGS.TS. Phùng Hòa Bình cho biết, điều đáng buồn là hiện nay, nhận thức về thảo dược ở một số người dùng còn hạn chế, nhiều bệnh nhân không tin vào phương pháp chữa bệnh bằng thảo dược. Nguyên do có những nhà sản xuất, thầy thuốc nói không đúng sự thật, không có kiến thức chuyên môn sâu rộng. Để làm được điều này, cần truyền thông đúng đắn, thầy thuốc hãy chỉ nói đúng sự thật. Khi người bệnh tin, họ sẽ tự tìm đến.

Hiện nay nhiều quốc gia đã bắt tay nghiên cứu thảo dược làm thuốc, nhiều tân dược có xuất xứ từ thảo dược sinh ra từ các nghiên cứu đó. Rõ ràng nếu biết kế thừa tinh hoa của nền Đông y kết hợp với khoa học hiện đại sẽ tạo ra lợi ích rất lớn cho cộng đồng trong việc chăm sóc sức khỏe. Khi sản xuất công nghiệp, tính tiện dụng của thuốc cần được ưu tiên. Nhiều bệnh nhân nếu có thuốc sẵn thì sẵn sàng điều trị. Sản xuất đông dược bằng công nghiệp là xu thế tất yếu hiện nay, cho người Việt Nam dùng và có thể xuất khẩu ra thế giới.

Sản xuất thuốc công nghiệp cần đến rất nhiều khâu mới có thể tạo ra được chế phẩm hiệu quả, từ trồng trọt, chăm sóc theo tiêu chuẩn nhất định, đến chế biến sau thu hoạch để giữ hoạt chất. Bảo quản dược liệu thế nào, bào chế ra sao, kiểm định hoạt chất của cây thế nào để biết thời điểm nào nó cho hoạt chất cao nhất. Ngành dược là một ngành  kinh tế nên điều này là cần thiết.

Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, nhiều chế phẩm bào chế ra, hàm lượng hoạt chất chưa thật đảm bảo. Thế giới làm bào chế rất nghiêm túc, kiểm soát hàm lượng hoạt chất là bao nhiêu, định tính có hoạt chất đó không, tuổi thọ của viên thuốc là bao nhiêu... Khi sản xuất công nghiệp dược liệu thì phải thực hiện quy trình chặt chẽ giống như tân dược. Giá trị của dược liệu khi sản xuất công nghiệp sẽ tăng lên rất nhiều, và cũng là xu hướng tất yếu hiện nay.

Trồng dược liệu trở thành "kim chỉ nam" giúp thoát nghèo, làm giàuTrồng dược liệu trở thành 'kim chỉ nam' giúp thoát nghèo, làm giàu

SKĐS - Nông dân mạnh dạn chuyển diện tích trồng cây lương thực, cây ăn quả sang trồng cây dược liệu. Việc này không chỉ mở ra cơ hội thoát nghèo mà còn góp phần bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu quý.

Xem thêm video đang được quan tâm:

5 biến chứng nguy hiểm của trào ngược dạ dày thực quản | SKĐS


PV
Ý kiến của bạn