Cách nào để tính đúng, tính đủ giá điện?

01-11-2023 12:02 | Xã hội

SKĐS - Giá điện cần phải được tính đúng, tính đủ trên cơ sở hài hòa lợi ích các bên sản xuất, phân phối và sử dụng, song cũng phải là công cụ thúc đẩy phát triển, đổi mới công nghệ...

Kẻ mạo danh công ty điện lực gọi điện lừa đảo khách hàng thế nào?Kẻ mạo danh công ty điện lực gọi điện lừa đảo khách hàng thế nào?

SKĐS - Kẻ mạo danh công ty điện lực gọi điện cho khách hàng, yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân và thực hiện hành vi lừa đảo.

Nguyên tắc đúng - đủ phải mạch lạc

Cổng thông tin điện tử Chính phủ vừa tổ chức tọa đàm "Tính đúng, tính đủ để có giá điện phù hợp" thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia kinh tế, năng lượng trong nước. Theo đó, thời gian qua, việc tính toán chi phí giá thành đối với điện còn chưa được đầy đủ, mục tiêu an sinh nhiều lúc còn chưa rạch ròi, lằn ranh còn thiếu rõ nét, dẫn đến giá bán điện chưa được hạch toán đầy đủ giữa chi phí đầu vào và giá thành bán ra. Điều này dẫn đến nhiều hệ luỵ cho nền kinh tế.

Theo PGS.TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, việc tính đúng, tính đủ giá điện, các chi phí vào giá điện là rất cần thiết, chúng ta không thể duy trì một mức giá bao cấp được. Về mặt nguyên tắc, chúng ta phải thống nhất một điều nguyên lý thị trường phải là nguyên lý chi phối, dẫn dắt, chứ không phải là nguyên lý bao cấp. Cho nên rõ ràng giữa giá điện thị trường và hỗ trợ cho nhóm xã hội có thu nhập thấp, hai chuyện này tách bạch ra càng rõ càng tốt. 

Cách nào để tính đúng, tính đủ giá điện? - Ảnh 2.

Tính đúng, tính đủ giá điện để vận hành thị trường minh bạch, bền vững.

Thứ nhất, đó là bài toán liên quan đến nhà sản xuất điện, nhà phân phối điện, nhà tiêu dùng điện. Trong nhà tiêu dùng điện, lại có các đối tượng khác nhau với các nhóm lợi ích khác nhau. Ngoài câu chuyện hài hòa hóa lợi ích của các bên, câu chuyện thứ hai, đó là về mặt lý thuyết, giá điện được sử dụng như một công cụ để thúc đẩy một số mục tiêu, chính sách như phát triển xanh, tiết kiệm tiêu dùng điện…

Thư hai, chúng ta phải phân định giữa giá điện nói chung và các chính sách hỗ trợ khác. Theo tôi, hai câu chuyện này không thể nhập vào làm một. Ví dụ, nếu giá điện tạm gọi là phù hợp, tính đúng, phản ánh thực tế về nguyên liệu đầu vào, cơ cấu ngành điện… thì giá điện có thể trở nên quá cao với nhóm đối tượng này và trung bình với nhóm đối tượng khác. Phải đặt trong tổng thể, hài hòa lợi ích và đặt các công cụ chính sách khác nhau liên quan đến giá điện.

"Chúng ta phải biết được chính xác giá điện thực tế là bao nhiêu. Nếu chúng ta tính thấp thì sẽ không thu hút được nhà sản xuất điện, làm cho các bên tham gia vào sản xuất kinh doanh bị thua lỗ, thậm chí họ không tham gia. Do vậy, đối với sản xuất điện, đặc biệt phải rà soát các quy định, làm sao giảm bớt sự độc quyền trong sản xuất và tăng sự cạnh tranh. Ngoài chi phí sản xuất bình thường - đó là cộng dồn của nguyên vật liệu, phương thức sản xuất... còn có chi phí về thủ tục, độ trễ về thủ tục, thủ tục trở nên khó khăn, với nhiều điều kiện, đã hạn chế việc gia nhập thị trường. Như thế sẽ giảm tính cạnh tranh và xu thế độc quyền tăng lên, gia tăng các chi phí khác sẽ cộng vào giá điện", TS Trần Đình Thiên nói.

Thứ hai, liên quan đến phân phối điện, phải tăng sự lựa chọn cho người tiêu dùng, tăng sự cạnh tranh trong phân phối. Các chính sách tiêu dùng phải được rà soát, thúc đẩy hành vi của người tiêu dùng đó là tiêu dùng tiết kiệm điện. Đó không chỉ là hành vi của người tiêu dùng mà còn cả các chính sách liên quan khác như các sản phẩm tiêu thụ ít nhiên liệu, công nghệ tiêu thụ ít nhiên liệu…

Giá điện thấp dễ khuyến khích dùng công nghệ lạc hậu

Lâu nay, khi bàn đến giá điện, có luồng quan điểm cho rằng trong bối cảnh thu nhập của người dân vẫn còn khá thấp thì giá điện thấp là phù hợp. Song, theo ông Thiên, lập luận này không phù hợp và không phải là luận cứ để làm chính sách, bởi nó không chỉ liên quan đến tiêu dùng mà còn đến sản xuất. Giá điện buộc phải bù tốt cho sản xuất và tiêu dùng điện. Tầm nhìn chiến lược phải là nếu vẫn duy trì giá điện thấp thì có khả năng sẽ tạo bẫy công nghệ cho Việt Nam, tức là khuyến khích đầu tư cho công nghệ thấp, sử dụng nhiều điện năng, đồng nghĩa đất nước sẽ không thể phát triển.

Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam Nguyễn Tiến Thỏa phân tích, việc tính toán giá điện đã có nguyên tắc nhất quán mà Chính phủ đã đề ra (Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg quy định 6 tháng điều chỉnh một lần nếu các chi phí đầu vào qua kiểm toán/kiểm soát tăng). Tuy nhiên, sau 6 năm triển khai thực hiện mới chỉ có 3 lần điều chỉnh giá, không bảo đảm thời gian theo quy định. Các lần điều chỉnh đều không bảo đảm nguyên tắc bù đắp chi phí sản xuất và có lợi cho sản xuất kinh doanh điện, điều này còn bởi để bảo đảm mục tiêu ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát hay hỗ trợ người dân do dịch bệnh, thiên tai.

Ông Thỏa nêu dẫn chứng, năm ngoái, giá thành sản xuất điện tăng 9,27% nhưng chỉ tăng giá điện 3%. Hệ quả là dòng tiền để tiếp tục đầu tư cho sản xuất kinh doanh điện gặp khó khăn, chưa nói đến tái sản xuất. Mặt khác, giá điện càng thấp thì nhà đầu tư càng không mặn mà đầu tư xây dựng hệ thống phát, hệ thống truyền tải và phân phối. "Giá bán điện thấp sẽ tốt cho đời sống xã hội, cho hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung, song khi đầu vào không thực khiến sản phẩm đầu ra không phản ánh đúng giá thị trường", ông Thỏa nói.

Cho rằng đã đến lúc phải vươn ra nguyên tắc thị trường để hạch toán, tính toán giá điện bảo đảm được nguyên tắc mà chúng ta đã đề ra, ông Nguyễn Tiến Thỏa đề xuất, đã đến lúc cần sửa đổi Luật Điện lực, trong đó có vấn đề về giá, sửa theo hướng thị trường. Hiện, chúng ta đang chuẩn bị vận hành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh và cần phải đẩy nhanh lộ trình này. 

TS Ngô Đức Lâm - nguyên Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) cho rằng, cần thiết quy định chính sách giá điện theo cơ chế thị trường và hoạt động mua bán điện đảm bảo theo định hướng, thực hiện các mục tiêu theo cơ chế thị trường, thúc đẩy thị trường điện cạnh tranh minh bạch, công bằng và hiệu quả, tăng cường phân cấp, phân quyền trong quản lý và điều hành giá điện thông qua hoạt động mua bán điện.

Không thể đặt ra một lộ trình phát triển thị trường bán lẻ điện cạnh tranh quá tham vọng về mặt thời gian, trong khi các yếu tố nền tảng cho sự tồn tại của thị trường còn đang chưa có, chưa đáp ứng. Nên xây dựng lại lộ trình phát triển thị trường điện bán lẻ khả thi hơn, thực tế hơn về mặt thời gian và đặc biệt cần phải xây dựng song song với lộ trình xử lý các tồn tại hiện nay liên quan đến thị trường bán buôn, liên quan đến điều kiện tiên quyết là chính sách giá bán lẻ điện.

Thứ trưởng Bộ Công thương: Điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần là phù hợpThứ trưởng Bộ Công thương: Điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần là phù hợp

SKĐS - Liên quan đến việc Bộ đề xuất quy định thời gian điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho rằng, việc điều chỉnh này là phù hợp với quy định hiện hành.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Dự báo thời tiết hôm nay 1/11: Miền Trung hứng mưa liên tiếp, Hà tĩnh lũ ập vào nhà dân | SKĐS


Tô Hội
Ý kiến của bạn