Hà Nội

Cách nào để giải bài toán thiếu giáo viên?

27-10-2022 13:35 | Thời sự
google news

SKĐS - TS. Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục cho biết, thực tế hiện nay, cả nước còn thiếu gần 107.000 giáo viên các cấp học.

Chuyên gia chỉ cách giúp học sinh không kiệt sức khi phải thức khuya học bàiChuyên gia chỉ cách giúp học sinh không kiệt sức khi phải thức khuya học bài

SKĐS - Theo chuyên gia giáo dục Bùi Khánh Nguyên, việc thường xuyên thức khuya để học bài chỉ làm cho trẻ kiệt quệ sức lực vào ngày hôm sau và cái giá của việc học vượt "ngưỡng" chính là sự mất mát về sức khỏe, về sự phát triển thể chất, niềm vui học tập...

Trong đó, bậc mầm non thiếu nhiều nhất với 44.000 giáo viên, kế đến là tiểu học thiếu gần 33.000 giáo viên, THCS thiếu trên 18.000 và THPT thiếu gần 12.000 giáo viên.

Theo TS. Phạm Tuấn Anh, nguyên nhân là do từ năm 2015 trở về trước, nhiều địa phương có tỷ lệ giáo viên/lớp thấp do chỉ tiêu biên chế được giao chưa đủ định mức, bậc tiểu học triển khai chương trình dạy học 1 buổi/ngày nên giao biên chế 1,2 giáo viên/lớp.

Cách nào để giải bài toán thiếu giáo viên? - Ảnh 2.

Hiện nay, cả nước còn thiếu hơn 106.000 giáo viên các cấp học. Ảnh minh họa

Từ năm 2015 đến nay, thực hiện chủ trương dạy học 2 buổi/ngày ở cấp tiểu học, định mức nâng lên 1,5 giáo viên/lớp nhưng biên chế giáo dục không tăng thêm, trong khi đó số lượng học sinh tăng đều hàng năm, đặc biệt ở các thành phố lớn tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất như Hà Nội, TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai... Riêng đối với các môn học đặc thù như tiếng Anh, Tin học, Nghệ thuật, chính sách tuyển dụng và thu nhập cho giáo viên chưa đủ sức thu hút nên luôn khan hiếm nguồn tuyển.

Trước thực tế trên, đại diện Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục đề nghị các địa phương rà soát, tập trung giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, đặt hàng các trường sư phạm đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, kết hợp với việc sắp xếp lại hệ thống trường lớp, giảm trường học có quy mô nhỏ, xây dựng trường nhiều cấp học, xã hội hóa giáo dục ở những nơi đủ điều kiện, đẩy mạnh bố trí giáo viên liên trường, liên cấp nhằm tháo gỡ khó khăn về đội ngũ. Song song đó, mỗi cơ sở giáo dục cần đẩy mạnh cơ chế tự chủ, rà soát số lượng và cơ cấu giáo viên ở tất cả môn học, khẩn trương tuyển dụng giáo viên còn thiếu so với biên chế được giao.

Ở khía cạnh khác, theo PGS.TS. Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT), trước đây khi triển khai chương trình giáo dục theo Quyết định 16/2006 do Bộ GD&ĐT ban hành đã xảy ra tình trạng thiếu giáo viên. Đến nay, Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 xuất hiện thêm các môn học mới khiến nhân sự càng khó khăn hơn. Trong đó, các môn học không thay đổi tên gọi so với chương trình cũ đều giữ nguyên hoặc giảm nhẹ số tiết nên không xáo trộn về nhân sự. Cơ cấu giáo viên tập trung biến động ở các môn học mới đòi hỏi sự chủ động rà soát, bố trí đội ngũ của các đơn vị.

Trước đó, cách đây 2 tháng, để triển khai thực hiện tuyển dụng biên chế giáo viên mầm non, phổ thông theo Quyết định số 72-QĐ/TW, Bộ GD&ĐT đã có Công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai tuyển dụng biên chế giáo viên mầm non, phổ thông theo Quyết định số 72-QĐ/TW. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo khẩn trương triển khai tổ chức tuyển dụng 27.850 biên chế giáo viên cấp mầm non và phổ thông bổ sung cho các tỉnh, thành phố năm học 2022-2023. Số lượng biên chế bổ sung cụ thể của từng cấp học quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Quyết định số 72-QĐ/TW.

Việc tuyển dụng biên chế giáo viên thực hiện nghiêm túc theo quy định của pháp luật; ưu tiên tuyển dụng giáo viên các môn học mới để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và ưu tiên tuyển dụng giáo viên mầm non cho các cơ sở giáo dục mầm non ở vùng kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Tập trung các giải pháp để bảo đảm nguồn tuyển dụng biên chế giáo viên như: thông tin rộng rãi về biên chế tuyển dụng, làm việc với các cơ sở đào tạo để có nguồn tuyển dụng, trao đổi với các địa phương khác để phối hợp tuyển dụng theo các môn học đáp ứng yêu cầu… Về lâu dài, các địa phương cần có lộ trình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho ngành Giáo dục để bảo đảm có nguồn tuyển dụng cho lộ trình cấp bổ sung biên chế đến năm 2026.

Tiếp tục chỉ đạo rà soát, xác định cụ thể số lượng, cơ cấu giáo viên còn thiếu của địa phương theo từng cấp học, môn học đến năm 2026 báo cáo Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ để bổ sung biên chế giáo viên trong tổng số biên chế giáo viên bổ sung đến năm 2026 theo Quyết định số 72-QĐ/TW nhằm bảo đảm lộ trình và cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của địa phương.

Nguyên nhân nào dẫn tới việc ngày học của học sinh Việt Nam khá dài?Nguyên nhân nào dẫn tới việc ngày học của học sinh Việt Nam khá dài?

SKĐS - Trước thông tin học sinh phải đi học sớm hay trường học bắt đầu từ mấy giờ buổi sáng là hợp lý gây xôn xao dư luận, chuyên gia giáo dục - Thạc sĩ Bùi Khánh Nguyên đưa ra 4 nguyên nhân dẫn tới việc ngày học của học sinh Việt Nam khá dài.


ĐV
Ý kiến của bạn