Bolshevik, bức họa của Boris Kustodiev (1920) nói về CM Tháng 10 Nga.
V.I Lenin và nghệ thuật huy động sức mạnh quần chúng
Theo RC, những người Bolshevik, đứng đầu là Lenin, nhà lãnh đạo cộng sản vĩ đại và tài ba đã biết cách huy động sức mạnh của nhân dân để làm nên cuộc Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại. Trước cách mạng , có rất nhiều chính biến tự phát, như cách mạng của các nhà Mác-xít, các nhà dân chủ, các nhà xã hội chủ nghĩa, các tổ chức vô chính phủ. Nhưng thành công nhất phải kể đến cách mạng của những người Bolshevik bởi họ đại diện cho chính nghĩa, lẽ phải và hợp với quy luật phát triển của lịch sử. Những người Bolshevik đã đạt được thành tựu to lớn, lật đổ chế độ quân chủ, chấm dứt chiến tranh, bãi bỏ chủ nghĩa tư bản và từng bước hiện đại hóa nước Nga.
Lenin với nghệ thuật huy động sức mạnh của quần chúng nhân dân.
Với sự ra đời của báo in, những người Bolshevik đã nhanh chóng tận dụng công cụ này, đưa ra các thông điệp cách mạng, tuyên truyền tới tận các tầng lớp nhân dân lao động thông qua các ấn phẩm báo in và tờ rơi, điển hình có báo Pravda và Iskra. Tại Iskra, Lenin đã trực tiếp chỉ đạo công tác tuyên truyền, ông cho rằng cách mạng nhanh chóng thành công nhờ mục tiêu rõ ràng, mang lại quyền lợi cho người lao động, nên mọi người sẽ tự động đi theo và ủng hộ. Tuy nhiên Lenin còn nghi ngại, cách mạng khó thành công nếu không có cách tiếp cận nhạy bén và khoa học, bởi đây là một phong trào cải cách dân chủ, dài hơi và dễ bị chế độ Sa hoàng khống chế.
Để xây dựng sự ủng hộ rộng rãi, Lenin đã đặt tên cho tổ chức của mình là Bolshevik. Bolshevik có nguồn gốc từ từ Bolshinstvo, có nghĩa là đa số. Đây là những thành viên thuộc Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga Marxist tách ra khỏi phe Menshevik hay Menshinstvo (thiểu số). Với tên gọi nói trên nó sẽ tạo ra ấn tượng, rằng đảng cách mạng của ông nhận được sự ủng hộ của đại đa số người Nga, ngược lại những người Menshevik. Nhờ nghệ thuật tuyên truyền nhẹ nhàng và hiệu quả, đa số người Nga ủng hộ Bolshevik. Lenin đã gieo hạt giống thần thoại Bolshevik vào đời sống xã hội Nga một cách hiệu quả, vững chắc, tạo tiền đề cho thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga sau này.
Lenin với nghệ thuật huy động sức mạnh quần chúng
Phụ nữ, những người tiên phong trong Cách mạng tháng Mười
Năm 2017, Cách mạng tháng Mười đã bước vào tuổi 100 nhưng còn nhiều tình tiết liên quan đến sự kiện này ít được nhắc đến, trong đó có vai trò to lớn của phụ nữ Nga. Ngoài vai trò của những người Bolshevik, việc lật đổ triều đại Romanov còn có công to lớn của những người phụ nữ Nga. Bằng chứng này được thể hiện khá rõ trong ấn phẩm của hai nhà làm phim Sergei Eisenstein và Grigori Aleksandrov, thông qua bộ phim hoàn thành năm 1929, có tên October: Ten Days That Shook the World (Tháng 10: 10 ngày làm rung chuyển Thế giới) đề cập rất nhiều tới vai trò của phụ nữ.
Trong ngày phụ nữ quốc tế năm 1917, có tới 90.000 công dân, hầu hết phụ nữ phải bỏ ra hàng giờ để xếp hàng mua bánh mì tại Petrograd, tạo ra một đám đông người lao động, không chỉ để chờ bánh mì mà còn để nghe ngóng về sự thoái vị của Sa hoàng Nicholas II. Chỉ huy quân đội địa phương, tướng Khabalov đã ra lệnh cho những người lính bắn những người này này nếu không chịu giải tán. Những người lính đã phản đối lệnh thượng cấp và quay lại bắt những binh lính cố tình bắn vào đám đông. Sau bốn ngày, thành phố Petrograd ( St. Petersburg) lâm vào tình trạng hỗn độn. Sự kiện trên làm cho các phong trào cách mạng của phụ nữ phát triển rầm rộ, nhất là sau khi Lenin từ Phần Lan bí mật về nước đầu tháng 10/2017 để trực tiếp lãnh đạo cách mạng.
Phụ nữ, những người trực tiếp tham gia chiếm Cung điện Mùa Đông của Sa Hoàng.
Vua George V của Anh phải để anh em họ, Sa hoàng Nicholas chết vì lý do chính trị
Nikolai II (5/1868 – 7/1918) là vị Hoàng đế, hay Sa hoàng cuối cùng trong lịch sử Nga. Tước hiệu chính thức là Nikolai Đệ nhị, Hoàng đế và Đấng cai trị chuyên chính của toàn nước Nga. Nikolai II trị quốc từ năm 1894 đến khi thoái vị vào ngày 15 tháng 3 năm 1917. Nga hoàng Nikolai II, cùng với Hoàng đế Đức Wilhelm II, vua Anh George V đều là cháu của nữ hoàng Anh Victoria. Nikolai II, Hoàng hậu Nga Alexandra, và Hoàng đế Đức Wilhelm II đều là anh em họ của vua Anh George V.
Dưới triều Sa hoàng Nicholas, Nga là một trong những đế quốc hùng mạnh nhất thế giới đã lâm vào khủng hoảng kinh tế và quân sự, điều này khiến sự bất mãn với Sa hoàng lên cao. Năm 1917, phong trào Cách mạng Tháng Hai thắng lợi, Nikolai II phải thoái vị. Đầu tiên, ông và gia đình bị giam tại Cung điện Aleksandr ở Hoàng Thôn, rồi được chuyển tới Dinh Tổng đốc tại Tobolsk, sau đó lại chuyển tới ngôi nhà Ipatiev tại Yekaterinburg. Đêm ngày 16 rạng sáng ngày 17 tháng 7 năm 1918, để ngăn chặn việc quân Bạch Vệ cứu Sa hoàng, Nikolai II và toàn bộ gia đình bị xử bắn trong một căn phòng. Vua Anh George V của Anh lúc đó biết chuyện nhưng với sự nhạy bén chính trị, George phải hy sinh thân nhân để bảo vệ quy tắc của hoàng gia.
Theo giới lịch sử, Vua Anh George V bị kẹt giữa tình thế khó xử, một bên là người thân, một bên là duy trì sự ổn định của Đế chế Anh. Cuối cùng, ông chọn phương án sau, từ chối tị nạn đối với Nikolai II, một phần vì công chúng Anh đã nhìn thấy sự bạo ngược của Sa hoàng, mặt khác họ hiểu rất rõ lòng trung thành của ông đối với nước Nga.
Gia đình Sa hoàng Nicholas
Lenin người khởi xướng lực lượng an ninh, Stalin và Putin tiếp tục thừa kế
Sau cuộc Cách mạng tháng Mười Nga 1917, Lenin từng nói "Các nhà tư bản bán cho chúng ta dây thừng để chúng ta treo cổ họ”. Câu nói ẩn ý của Lenin nhằm nói về tầm quan trọng của Nhà nước Xô viết, đặc biệt là bộ máy an ninh.
Felix Dzherzhinsky, đồng nghiệp của Lenin được cử ra làm giám đốc đầu tiên của Ủy ban Đặc biệt toàn Nga hay Cheka. Đây là cơ quan mật vụ của Nhà nước Xô Viết, được thành lập ngay sau cuộc Cách mạng tháng Mười thành công. Đây là tổ chức tiền thân của cơ quan an ninh Liên Xô NKVD. Nó được thành lập vào ngày 7/12/1917, với tên đầy đủ là Ủy ban đặc biệt toàn quốc về đấu tranh chống phản cách mạng, tung tin đồn nhảm và phá hoại (Extraordinary Commission to Fight Counter-Revolution ). Vào cuối năm 1918, hàng trăm ủy ban Cheka đã lập ra tại các thành phố khác nhau, ở nhiều cấp độ hành chính.
Đến năm 1921, lực lượng bảo vệ Cộng hòa (một chi nhánh của Cheka) có ít nhất 200.000 người làm nhiệm vụ canh gác các trại lao động, điều hành hệ thống tù Gulag, trưng thu thực phẩm, điều tra các đối thủ chính trị, dập tắt các cuộc nổi loạn và bạo động… Sau Dzerzhinsky, các giám đốc của Cheka có Genrikh Yagoda, Nikolai Yezhov và Lavrenty Beria. Mỗi người lại để lại dấu ấn đặc biệt trong lịch sử của Cheka.
Từ năm 1917 đến năm 1991, Cheka được mang theo nhiều tên gọi khác nhau, với nhiều phòng ban khác nhau và được tái thiết sau khi Liên xô tan rã như GPU, OGPU, NKVD, MVD và NKGB. Chính thức mang tên KGB (Ủy ban An ninh Quốc gia) vào năm 1954 và tên này được giữ đến năm 1991, sau tiếp tục được đổi thành Dịch vụ An ninh Liên bang (FSB) dưới thời Tổng thống Vladimir Putin.
Lenin người khởi xướng thành lập lực lượng an ninh Cheka, nay là FSB.
Những thành viên đầu tiên của Cheka.