Hiện nay, chứng bệnh rối loạn tiền đình còn tấn công nhiều vào nhóm người lao động trí óc, làm việc văn phòng.
Dấu hiệu nhận biết rối loạn tiền đình
Tiền đình là vùng nằm ở phía sau ốc tai, là một hệ thống có vai trò quan trọng trong duy trì thăng bằng, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình. Khả năng giữ thăng bằng cơ thể tùy thuộc vào các cảm giác đến từ ba vùng chính là mắt, tai trong và các thớ thịt, khớp xương.
Có 2 loại rối loạn tiền đình:
- Rối loạn tiền đình ngoại biên: Người bệnh chóng mặt khi thay đổi tư thế nhưng tỉnh táo di chuyển do tai trong, dây thần kinh tiền đình bị tổn thương hoặc có bị tắc mạch máu vùng sau cổ. Phần lớn, người bệnh bị rối loạn tiền đình ngoại biên.
- Rối loạn tiền đình trung ương: Người bệnh thường choáng váng và cả khó đi lại khi thay đổi tư thế. Đôi khi kèm theo mất phối hợp động tác, nhìn đôi, nói khó do tổn thương đường dây liên hệ của nhân dây tiền đình tiểu não và thân não.
Người mắc tiền đình có các dấu hiệu sau:
- Khi người bệnh tỉnh dậy không ngồi lên được do hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và có thể nôn.
- Người lao đao, choáng váng, mất thăng bằng.
- Đi dễ bị ngã, cũng có trường hợp bị sang chấn.
- Khi thay đổi tư thế như nghiêng người từ trái qua phải hoặc ngược lại là chóng mặt, buồn nôn. Nhẹ thì thoáng qua nhưng nếu nặng thì không thể thay đổi tư thế được và nôn.
Cách tập luyện phòng rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình rất dễ xảy ra ở những người làm việc văn phòng, ngồi nhiều trong phòng điều hòa và tiếp xúc thường xuyên với máy vi tính.
Do đó để phòng ngừa bệnh, tránh tái phát bệnh cần lưu ý:
- Tránh ngồi lâu trong phòng lạnh, chú ý không để nhiễm lạnh, đặc biệt giữ gìn vùng cổ vai gáy.
- Nên đứng lên, vận động giữa thời gian ngồi làm việc.
- Nên tập luyện vùng cổ vai gáy.
- Bài tập chữa rối loạn tiền đình toàn thân sẽ giúp người bệnh thư giãn cổ và vai, rèn luyện mắt để giữ thăng bằng cơ thể. Từ đó, bạn có thể di chuyển vững vàng mà không còn hoa mắt, đau đầu hay chóng mặt nữa. Tuy nhiên, bạn nên kết hợp những động tác chuyển động đầu với bài tập giữ trạng thái cơ thể cân bằng để tránh bị chóng mặt.
- Mỗi người nên luyện tập dần dần từ động tác này sang động tác khác, từ dễ đến nâng cao. Trong vài ngày đầu luyện tập, có khả năng tình trạng đau đầu sẽ xuất hiện nhiều hơn rồi mới bắt đầu thuyên giảm nên đừng quá lo lắng.
Bên cạnh việc tập thể dục đều đặn, người bệnh cần điều chỉnh các thói quen, lối sống như: Tránh thay đổi tư thế đột ngột; không lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh; giảm thiểu căng thẳng, lo âu, hoảng hốt; tránh leo trèo cao; không đọc sách báo khi ngồi trên ôtô; ngồi hoặc nằm ngay khi cảm thấy chóng mặt.
Chế độ ăn giảm thiểu triệu chứng tiền đình
Một chế độ ăn khoa học, phù hợp có thể phòng chống và cải thiện các dấu hiệu của bệnh tiền đình:
- Tăng cường các loại rau xanh cho cơ thể như rau cải cúc, cải xoong, rau ngót, các loại đỗ, đậu… các sản phẩm từ sữa.
- Bổ sung hoa quả tươi chứa các loại vitamin có trong táo, cam, lê, chuối… tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm và đồ uống có lượng đường, muối cao, các đồ ăn nhanh.
- Không sử dụng các thực phẩm và đồ uống có chứa chất kích thích cafein (cafein khiến tình trạng ù tai tăng lên).
- Hạn chế rượu, bia (bia tác động lên hệ thần kinh trung ương gây ra các cơn đau đầu).
- Uống đủ lượng nước từ 1,5 đến 2,5 lít nước/ngày (bù lượng nước cơ thể bị mất).
- Không hút thuốc lá.
Xem thêm video được quan tâm
Người đàn ông đau thắt lưng, Đi khám phát hiện ung thư di căn |SKĐS