Cách làm tăng nhịp tim khi bị block tim, ngoại tâm thu, nhịp chậm xoang

31-05-2019 14:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Tim đập quá chậm cũng rất nguy hiểm. Vì thế hãy áp dụng những cách đơn giản này để ổn định nhịp tim cho người bị nhịp tim chậm kèm theo mệt mỏi, hồi hộp do block tim, ngoại tâm thu, nhịp chậm xoang, rối loạn nhịp tim….

Nhịp tim chậm nguy hiểm như thế nào? Khi nào phải xử lý?

Bạn có biết nhịp tim nhanh trên 100 nhịp/phút rất nguy hiểm nhưng nhịp tim chậm dưới 60 nhịp/phút cũng không thể chủ quan. Bởi vậy mà người tim đập chậm luôn mong muốn biết cách làm tăng nhịp tim 1 cách tự nhiên để phòng ngừa tình trạng choáng, ngất, mệt mỏi triền miên do nhịp tim chậm gây ra. Nhịp tim chậm xảy ra khi tim đập dưới 60 nhịp/phút khi nghỉ ngơi, ngoại trừ những người thường xuyên tập thể dục thể thao thì nhịp tim có khi chỉ 40 nhịp/phút. Bởi cơ tim của những người này đã được rèn luyện trong thời gian dài, cho nên tim chỉ cần đập ít nhịp nhưng vẫn đảm bảo cung cấp máu đến các cơ quan trong cơ thể.

Thông thường nhịp tim chậm bệnh lý thường gây ra bởi một số nguyên nhân như rối loạn nhịp tim chậm, nhịp chậm xoang, rối loạn thần kinh tim, block tim, block nhĩ thất, block nhánh phải, nhánh trái, ngoại tâm thu, mất cân bằng nồng độ chất điện giải kali, canxi… nếu không được xử lý tốt có thể dẫn đến biến chứng như: choáng ngất, suy tim, ngừng tim đột ngột, thậm chí tử vong. Vì vậy, người bệnh cần được xử lý ngay khi có triệu chứng hoặc nhịp tim xuống quá thấp để tránh biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Nhịp tim chậm có rất ít phương pháp điều trị nên những biện pháp không dùng thuốc, thay đổi lối sống theo hướng tích cực và thường xuyên tập các bài tập phù hợp lại là cách để cải thiện nhịp tim hiệu quả. Bởi nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ cần dành 30 phút mỗi ngày để tập các bài tập làm tăng nhịp tim sẽ mang lại tác động tích cực đến sức khỏe.

Những cách làm tăng nhịp tim hiệu quả

Bạn có thể áp dụng các biện pháp này ngay tại nhà hoặc địa điểm tập thể dục tại nơi công cộng.

Thay đổi tư thế ngồi

Thay trên quả bóng tập thay vì ngồi trên ghế giúp tăng nhịp tim (ảnh minh hoạ)

Thay vì ngồi trên ghế, bạn hãy thử ngồi trên quả bóng tập thể dục như trên hình để giúp cơ bắp được hoạt động nhiều hơn. Đồng thời, bạn nên hạn chế việc ngồi nhiều một chỗ, thay vào đó việc đi lại vận động thường xuyên sẽ giúp ích cho hoạt động của tim.

Đi bộ, chạy bộ nhiều hơn

Đi bộ nhiều giúp cải thiện nhịp tim hơn, vì thế bạn nên đi bộ thay vì đi thang máy. Bạn không cần đi quá nhanh mà chỉ cần đi chậm rãi mỗi ngày đều đặn khoảng 30 phút sẽ kích thích tim đập nhanh hơn. Nếu nhịp tim khi đi bộ của bạn không tăng quá nhiều và bạn cũng không bị chóng mặt hay mệt quá thì hãy thử chạy bộ để nâng cao cường độ tập luyện.

Tập Aerobic

Một trong những cách tốt nhất để làm tăng nhịp tim an toàn là tập thể dục nhịp điệu. Bạn có thể tập tại trung tâm nhờ hướng dẫn viên thể dục thể thao hoặc bác sĩ tư vấn cách tập hoặc tìm kiếm các bài tập aerobic phù hợp với sức khỏe của mình để tập. Tốt nhất ban đầu chỉ nên tập khoảng 5-10 phút, sau 1-2 tuần bắt đầu tăng cường độ lên 20-30 phút.

Tập aerobic đều đặn mỗi ngày sẽ tốt hơn là tập nhiều 1 lúc (ảnh minh hoạ)

Tập yoga hoặc thái cực quyền

Những bài tập này là lựa chọn phù hợp cho cả những người bị nhịp tim nhanh lẫn nhịp tim chậm, giúp điều tiết tâm lý và cảm xúc hiệu quả. Không chỉ tốt cho tim, tập yoga và thái cực quyền còn giúp giảm cân, cải thiện các vấn đề về cơ, xương khớp.

Đi xe đạp

Đạp xe xung quanh nơi bạn sinh sống, ở công viên hoặc khu vực an toàn 30 phút mỗi ngày là 1 trong những cách đẩy lùi nhịp tim chậm hiệu quả và dễ thực hiện.

Sử dụng Khổ sâm để cải thiện nhịp tim

Những người bị tim đập chậm do block tim, block nhĩ thất, block nhánh phải, block nhánh trái, nhịp chậm xoang, ngoại tâm thu khiến tim đập bỏ nhịp lúc nhanh lúc chậm, hoặc những người bị rối loạn nhịp tim chậm do mất cân bằng nồng độ điện giải, rối loạn dẫn truyền xung động điện trong tim… có thể dùng thảo dược Khổ sâm để ổn định nhịp tim.

Khổ sâm là một trong số ít thảo dược có tác dụng điều hòa nhịp tim (ảnh minh hoạ)

Có được tác dụng như vậy là bởi Khổ sâm có chứa hoạt chất là Matrine, Oxymatrine, Kurarinone, Sophocarpin có khả năng ổn định quá trình dẫn truyền tín hiệu điện tim, thần kinh tim, cân bằng nồng độ điện giải tại cơ tim. Từ đó giúp tim đập đều đặn, đồng bộ hơn, từ đó khôi phục nhịp tim bình thường. Đồng thời, trong các sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt cho chứng rối loạn nhịp tim như Ninh Tâm Vương. Kết hợp Khổ sâm với Đan Sâm sẽ giúp máu lưu thông qua tim dễ dàng nên các triệu chứng mệt mỏi, choáng ngất do tim đập chậm cũng thuyên giảm theo.

Tim đập quá nhanh hay quá chậm đều không tốt, vì thế khi nhịp tim hạ thấp, bạn hãy áp dụng các cách trên để làm tăng nhịp tim, ổn định nhịp tim lâu dài, tránh để bệnh tiến triển nặng thêm.

TPBVSK Ninh Tâm Vương - dùng cho người rối loạn nhịp tim

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương - với thành phần chính là Khổ Sâm.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương:

● Hỗ trợ giúp người bị rối loạn nhịp tim giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực

● Hỗ trợ giúp phòng ngừa nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp

Sản phẩm phù hợp cho người:

● Rối loạn nhịp tim nhanh (nhịp nhanh nhĩ, thất, nhịp nhanh xoang)

● Đối tượng có nguy cơ cao như: người mắc các bệnh tim, bệnh mạch vành, người bị di chứng sau biến cố tim mạch...

Trên thực tế, đã có nhiều trường hợp sử dụng sản phẩm Ninh Tâm Vương giúp hỗ trợ  cho người rối loạn nhịp tim.

>>> XEM THÊM: Thông tin chia sẻ về quá trình cải thiện rối loạn nhịp tim của khách hàng TẠI ĐÂY.

(*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh).


Ý kiến của bạn