Hà Nội

Cách làm dịu “cơn bốc hỏa” tiền mãn kinh

25-05-2021 08:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, chị em phụ nữ khó tránh những cơn bốc hỏa do thay đổi hormone trong cơ thể. Các triệu chứng mặt nóng bừng, đổ mồ hôi, tim đập nhanh… gây ra không ít phiền toái trong cuộc sống.

image001

Bốc hỏa tiền mãn kinh gây ra phiền toái cho cuộc sống phụ nữ (Ảnh minh họa)

Bốc hỏa tiền mãn kinh là gì?

Số đông chị em khi bước vào độ tuổi từ 35 – 50 tuổi sẽ gặp phải những cơn bốc hỏa từ nhẹ đến nặng. Đây được xem là sự đánh dấu cho giai đoạn tiền mãn kinh của phụ nữ.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng bốc hỏa này là do thay đổi của hormone trong thời kỳ tiền mãn kinh. Thời điểm này cán cân nội tiết thường mất cân bằng do buồng trứng giảm hoạt động kéo theo giảm estrogen.

Suy giảm estrogen tác động trực tiếp tới vùng dưới đồi - trung tâm điều chỉnh thân nhiệt bị rối loạn. Não bộ sẽ hiểu nhầm cơ thể quá nóng nên ngay lập tức báo động cho toàn cơ thể vận hành cơ chế giải phóng nhiệt. Tim bơm máu nhanh hơn, các mạch máu trong da giãn ra để lưu thông máu nhiều hơn, tuyến mồ hôi cũng làm việc cật lực để thải mồ hôi nhiều hơn và làm mát cơ thể.

image003

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng bốc hỏa là do suy giảm estrogen (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, hiện tượng bốc hỏa cũng bị tác động bởi thời tiết nóng bức, tiêu thụ nhiều thực phẩm chua cay, tâm lý lo lắng, căng thẳng hoặc biểu hiện của một số bệnh lý, tác dụng của một số dược phẩm.

Bốc hỏa tiền mãn kinh ảnh hưởng lớn đến đời sống phụ nữ

Phụ nữ bước vào độ tuổi tiền mãn kinh có thể sẽ phải chịu đựng từ 1 -10 cơn bốc hỏa mỗi ngày, kéo dài từ 2 -5 năm, thậm chí là 10 năm.

Những cơn bốc hỏa kéo dài từ một phút, đôi khi đến một giờ đồng hồ khiến chị em nóng bừng mặt, vã mồ hôi, tim đập nhanh, huyết áp tăng, nhịp thở nhanh và nông.

Hệ quả của những cơn bốc hỏa có thể gây tổn thất thân nhiệt, cơ thể mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng.

Không những thế, cơn bốc hỏa có thể kéo đến ngay cả vào ban đêm gây nên tình trạng mất ngủ, ảnh hưởng đến đời sống đôi khi còn là tác nhân của trầm cảm.

image005

Cơn bốc hỏa có thể đến bất cứ lúc nào ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của phụ nữ (Ảnh minh họa)

Cách làm dịu “cơn bốc hỏa” tiền mãn kinh

Để làm dịu cơn bốc hỏa tiền mãn kinh thường có 2 phương pháp.

Phương pháp thứ nhất là áp dụng liệu pháp Hormon thay thế (Hormone replacement therapy – HRT). Tuy nhiên phương pháp này không phải là sự lựa chọn tối ưu bởi HRT có thể gây ra đột quỵ, đau tim, ung thư tử cung, ung thư vú, đặc biệt với phụ nữ mắc các bệnh mạn tính.

Phương pháp này cần có sự chỉ định và kiểm tra nghiêm ngặt từ bác sĩ chuyên khoa.

Phương pháp thứ hai là điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, tránh căng thẳng và sử dụng các sản phẩm hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tiền mãn kinh.

Một trong những sản phẩm được phụ nữ trên nhiều quốc gia thế giới tin dùng đó là Aktiv Meno của thương hiệu Doppelherz thuộc tập đoàn Queisser Pharma, đến từ nước Đức. Đây là thương hiệu có lịch sử hơn 100 năm với nhiều sản phẩm chăm sóc sức khỏe hiệu quả.

Aktiv Meno có các thành phần thiết yếu như: Isoflavones từ tinh chất mầm đậu nành, Calcium, Hyaluronic Acid, Vitamin D3, Vitamin B1, Vitamin B2, Vitamin B6, Vitamin B12, Biotin, Folic acid giúp giải quyết các vấn đề của phụ nữ tiền mãn kinh, đặc biệt là cơn bốc hỏa.

Sản phẩm bổ sung nội tiết tố nữ giúp làm giảm các rối loạn khó chịu tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh như: đau đầu, mất ngủ, thay đổi tâm sinh lý, khô âm đạo và đặc biệt là cơn bốc hỏa.

Lượng canxi cao có trong sản phẩm giúp phòng ngừa loãng xương.

Acid folic và các vitamin nhóm B giúp tăng cường sức khỏe, chống oxy hóa, duy trì vẻ đẹp cho cơ thể và Isoflavone giúp điều hòa kinh nguyệt.

Aktiv Meno được phân phối theo quy trình phân phối toàn cầu của Queisser Pharma. Sản phẩm hiện đã được có mặt tại hơn 35 quốc gia ở châu Âu 70 quốc gia trên thế giới.

Với công thức hàm lượng các thành phần cao, Aktiv Meno có liều dùng ngày 01 viên, uống 01 lần duy nhất, thuận tiện cho chị em sử dụng.
 image007 
GPQC số: 01522/2017/ATTP-XNQC

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.


Ý kiến của bạn