Cách khắc phục chứng loãng xương ở người cao tuổi

08-08-2016 17:42 | Bệnh người cao tuổi
google news

SKĐS - Tất cả chúng ta khi có tuổi, thường khoảng 60 tuổi trở lên, hầu hết ai cũng bị loãng xương, do quá trình thoái hóa xương sinh lý theo tuổi, dẫn tới bệnh loãng xương tiên phát typ 2.

HỎI: Tôi năm nay 55 tuổi , tôi đã mãn kinh năm 48 tuổi. Gần đây tôi hay bị đau vùng cột sống thắt lưng, cảm giác đau mơ hồ vùng cẳng chân, đùi, hay bị vọp bẻ. Tôi đã đi khám và bác sĩ kết luận tôi đã bị loãng xương (T-Score = - 2,6). Vậy theo bác sĩ tôi nên làm gì?

Trả lời:

Tất cả chúng ta khi có tuổi, thường khoảng 60 tuổi trở lên, hầu hết ai cũng bị loãng xương, do quá trình thoái hóa xương sinh lý theo tuổi, dẫn tới bệnh loãng xương tiên phát typ 2.

Ở phụ nữ sau mãn kinh, hoạt động của buồng trứng ngưng lại, không tiết oestrogen. Vì không có Estrogen nên các tế bào hủy xương tăng cường hoạt tính (Estrogen có tác dụng ức chế hoạt động của tế bào hủy xương ). Do vậy mà khối lượng xương sẽ mất đi từ  2-4% mỗi năm trong suốt 10 năm đầu sau mãn kinh. Gây nên loãng xương tiên phát typ 1, điều này thường làm trầm trọng thêm tình trạng loãng xương ở phụ nữ có tuổi.

Vậy khi đã biết mình có dấu hiệu loãng xương rồi, thì vấn đề điều trị ra sao?

Trước tiên cần kết hợp giữa tập luyện, ăn uống và hỗ trợ điều trị tích cực càng sớm càng tốt:

- Duy trì tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh hoặc té ngã, hạn chế rượu bia,

- Chế độ ăn mỗi ngày cần giàu Canxi, đa dạng và cân đối về dinh dưỡng,

- Cung cấp hàng ngày đủ Canxi bằng thuốc hoặc thực phẩm chức năng: Loại kết hợp Canxi với vitamin D3, MK7, cùng các khoáng chất giúp xương chắc khỏe như Magie, đồng, kẽm, mangan, boron, silic,… có trong 1 số sản phẩm như TPCN viên uống Vững Cốt

- Ngoài ra nên kết hợp bổ sung Estrogen thảo dược như EstroG 100 có trong 1 số sản phẩm như TPCN viên uống Kiều xuân.

Đồng thời, nên đến cơ sở y tế để được tư vấn điều trị sớm. Điều trị loãng xương cần 1 thời gian dài và chỉ có thể làm chậm sự tiến triển của loãng xương  nhưng không hồi phục được sự hủy xương trước đó. Chính vì thế mà việc điều trị và dự phòng sớm loãng xương, đặc biệt từ tuổi 30 là rất cần thiết.

Chúc bạn luôn mạnh khỏe!

PGS.TS Trần Đình Ngạn

nữ vương new


Ý kiến của bạn