Cách hỗ trợ giảm nguy cơ viêm lộ tuyến cổ tử cung

04-12-2021 13:00 | Y học 360
google news

Viêm lộ tuyến cổ tử cung thường gặp ở chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Bệnh vốn lành tính nhưng nếu xử lý không đúng cách có thể dai dẳng, tái phát và không ít trường hợp áp dụng diệt tuyến mà vẫn không khỏi hẳn. Đâu là cách hỗ trợ giảm nguy cơ viêm lộ tuyến cổ tử cung?

Viêm lộ tuyến cổ tử cung và các cấp độ

Cách hỗ trợ giảm nguy cơ viêm lộ tuyến cổ tử cung - Ảnh 1.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng lộ tuyến ở cổ tử cung kèm theo viêm nhiễm. Lộ tuyến là các tổn thương ở cổ tử cung do các tế bào tuyến nằm trong ống cổ tử cung phát triển ra ngoài, xâm lấn mặt ngoài của cổ tử cung. Do các tế bào tuyến lộ ra ngoài vẫn tiết dịch như khi ở trong cổ tử cung nên thường có hiện tượng tăng tiết dịch trong âm đạo và dễ dẫn đến viêm nhiễm.

Viêm lộ tuyến được chia thành 3 cấp độ:

- Cấp độ 1: Diện tích của vùng lộ tuyến bị viêm nhỏ hơn 1/3 diện tích của bề mặt cổ tử cung. Các dấu hiệu ở giai đoạn này chưa rõ ràng nhưng có thể thấy khí hư ra nhiều dù không phải thời điểm trứng rụng, khí hư màu vàng, xanh hoặc trắng đục, kèm theo bọt và mùi hôi tanh, ngứa "vùng kín". Chị em có thể tình cờ phát hiện ra bệnh khi được khám sức khỏe tại cơ quan.

- Cấp độ 2: Diện tích của vùng lộ tuyến bị viêm chiếm từ 1/3 đến 2/3 diện tích của bề mặt cổ tử cung. Ngoài những biểu hiệu tương tự như cấp độ 1, chị em còn thấy ra máu ở "vùng kín" khi quan hệ tình dục.

- Cấp độ 3: Vùng bị viêm sẽ chiếm trên 2/3 diện tích cổ tử cung. Triệu chứng lúc này nặng nề hơn nhiều, rất khó khăn trong quan hệ tình dục và có thể có nhiều biến chứng trong quá trình điều trị.

Triệu chứng điển hình của bệnh

Những triệu chứng thường gặp của viêm lộ tuyến cổ tử cung dễ nhầm lẫn với dấu hiệu của các bệnh phụ khoa khác. Đó là:

- Khí hư ra nhiều, ra suốt cả kỳ kinh (cả tháng)

- Khí hư có mùi hôi, màu sắc và tính chất bất thường (như màu trắng đục, màu vàng hoặc vón cục như bã đậu hoặc loãng có bọt màu xanh,...)

- Chảy máu khi quan hệ tình dục, ngứa rát vùng kín

- Có thể bị đau lưng, đau bụng dưới, tiểu buốt rắt khi bệnh nặng hơn.

Các cách khắc phục tình trạng viêm lộ tuyến phổ biến hiện nay

Sử dụng thuốc

Bác sĩ có thể chỉ định cho chị em sử dụng thuốc khi bị viêm lộ tuyến cổ tử cung. Thuốc có thể dạng đặt hoặc dạng uống để khỏi viêm nhiễm.

Diệt tuyến

Nếu dùng thuốc không hiệu quả với viêm lộ tuyến cấp độ 2, cấp độ 3 thì bác sĩ có thể chỉ định áp dụng biện pháp diệt tuyến. Diệt tuyến phổ biến có đốt điện, laser, áp lạnh hoặc sử dụng dao Leep. Sau diệt tuyến, chị em sẽ tiếp tục sử dụng kháng sinh để phòng tái nhiễm khuẩn. Trong thời gian khoảng 8 tuần sau diệt tuyến, chị em sẽ thấy có máu và dịch vàng, không chỉ gây khó chịu mà còn có khả năng tăng nguy cơ viêm nhiễm trở lại. Đó cũng là lý do chị em cần kiêng quan hệ trong ít nhất 8 tuần này. >> Click Đọc thêm những thông tin thêm về Đốt viêm lộ tuyến

Lý do VLTCTC thường dai dẳng, khó dứt kể cả đã diệt tuyến

Cách hỗ trợ giảm nguy cơ viêm lộ tuyến cổ tử cung - Ảnh 2.

Diệt tuyến thường áp dụng với các trường hợp viêm lộ tuyến cổ tử cung diện rộng, nặng và thường chỉ áp dụng khi chị em đã sinh đủ số con mong muốn. Tuy thực hiện nhanh, cho hiệu quả cao nhưng biện pháp diệt tuyến vẫn khiến nhiều chị em lo ngại bởi có thể để lại sẹo xơ cứng ở cổ tử cung dễ gây ứ đọng máu kinh, tăngnguy cơ khó thụ thai và cản trở quá trình sinh đẻ tự nhiên. Chị em sử dụng kháng sinh trước và sau diệt tuyến dễ khiến pH vùng kín có nguy cơ mất cân bằng, có thể khiến bệnh dễ tái phát.

Bên cạnh đó viêm lộ tuyến thường dai dẳng, khó dứt điểm kể cả đã diệt tuyến là do:

- Chị em không phát hiện và xử lý bệnh sớm.

- Chị em có thể tự ý dùng thuốc và nhờn thuốc, mua không đúng thuốc.

- Vệ sinh vùng kín không đúng cách, sử dụng nước rửa vệ sinh gây mất cân bằng pH âm đạo.

- Không kiêng quan hệ tình dục, quan hệ không an toàn trong thời gian điều trị.

- Không tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

- Không biết sử dụng sản phẩm hỗ trợ làm lành nhanh tổn thương lộ tuyến, đặc biệt là sau khi diệt tuyến.

Cách hỗ trợ giảm nguy cơ viêm lộ tuyến cổ tử cung

Để hỗ trợ giảm nguy cơ viêm lộ tuyến cổ tử cung từ sớm, để bệnh không tiến triển nặng, từ đó giúp hỗ trợ chị em tránh được nguy cơ phải  diệt tuyến chị em nên:

- Dùng thuốc đặt âm đạo và thuốc uống nếu cần theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách cũng góp phần hỗ trợ phòng ngừa  bệnh. Chị em nên chọn gel vệ sinh có độ pH 4 - 6, có nano bạc, tinh chất trà xanh, bạc hà giúp vùng kín luôn khô thoáng, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và cân bằng môi trường âm đạo.

- Cùng với đơn thuốc của bác sĩ, chị em nên chọn dùng sản phẩm hỗ trợ phù hợp với các cấp độ viêm lộ tuyến. Viên uống có chứa Immune Gamma, trinh nữ hoàng cung, hoàng bá, khổ sâm, diếp cá và dây ký ninhgiúp hỗ trợ ổn định, cân bằng pH âm đạo, hỗ trợ giảm nguy cơ viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung. 

Nên sử dụng 9 viên chia 3 lần/ngày, trong 1-3 thángsau đó duy trì 2 tháng với 4 – 6 viên chia 2 lần/ngày.

Viêm lộ tuyến vốn là một tổn thương lành tính nhưng do nhiều lý dochị em không phát hiện và khắc phục kịp thời nên viêm lộ tuyến phát triển có thể gây nguy cơ viêm nhiễm sang bộ phận khác của cơ quan sinh dục … Nên khi thấy có những dấu hiệu khác thường ở vùng kín, chị em nên đi khám sớm để xử lý kịp thời và kết hợp sử dụng viên uống có chứa Immune Gamma cùng các thảo dược khác để hỗ trợ tốt hơn cho người bệnh.

Mọi thắc mắc để được tư vấn thêm, bạn đọc vui lòng liên hệ hotline 1900.1259 hoặc 0896509509 (Giờ hành chính).

Cách hỗ trợ giảm nguy cơ viêm lộ tuyến cổ tử cung - Ảnh 3.

Số XNQC ND : 3960/2020/XNQC-ATTP 

Sản phẩm có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

 


PV
Ý kiến của bạn