Trong kết quả tìm kiếm, có đủ “thượng vàng, hạ cám”, nào là Đông trùng hạ thảo khô, Đông trùng hạ thảo tươi, Đông trùng hạ thảo thượng hạng, Đông trùng hạ thảo cao cấp, “con” Đông trùng hạ thảo”...khách hàng chọn loại nào, tên khoa học, xuất xứ tên gọi, chủng loại nấm Đông trùng hạ thảo, nấm tự nhiên và nấm “nuôi trồng”, nấm “nuôi cấy” giống và khác nhau như thế nào?
Nếu không hiểu kỹ, khách hàng có thể nhầm lẫn và chọn mua phải sản phẩm có giá cao quá mức so với giá trị thật, nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Một số sản phẩm Đông trùng hạ thảo được nuôi trồng ở Tây Tạng, Buhtan,…có hình dạng tương tự Đông trùng hạ thảo quả thể trong tự nhiên, nếu không phải là những chuyên gia có hiểu biết về nấm Đông trùng hạ thảo thì rất khó phân biệt đâu là sản phẩm tự nhiên, đâu là sản phẩm nuôi trồng.
Các loại nấm Đông trùng hạ thảo quả thể
Đông trùng hạ thảo quả thể trong tự nhiên có nhiều loại, phổ biến hơn cả là nấm Đông trùng hạ thảo có tên khoa học trong tiếng Anh là: Cordyceps sinensis (lưu ý, một số tài liệu tiếng Anh có phân biệt “Ophiocordyceps sinensis”và “Cordyceps sinensis” theo mức độ chuyên sâu của nhóm/bộ phân loại đa dạng sinh học của nấm Đông trùng hạ thảo, trong khi có tài liệu không phân biệt về đặc điểm của nhóm, bên cạnh đó còn có nấm Cordyceps militaris.
Nấm Cordyceps sinensis (hoặc Ophiocordyceps sinensis) trong tự nhiên thường mọc ở độ cao trên 3.000m, ở Tây Tạng, trên dãy Himalaya, sinh trưởng ký sinh trên xác trùng chết, theo tiếng Hán – Việt gọi là Đông trùng hạ thảo.
Tên gọi khoa học theo tiếng Anh thì nấm Ophiocordyceps sinensis (cách gọi khác “Cordyceps sinensis”, hay nấm Cordyceps militaris khi dịch ra tiếng Hán – Việt đều chỉ dịch chung là Đông trùng hạ thảo.
Chính vì cách dịch này, mà có người hiểu nhầm Đông trùng hạ thảo là loài “nửa con – nửa cây, mùa Đông là con và mùa hè là cây”, về mặt khoa học không có loài nào như cách giải thích trên. Với loài Ophiocordyceps sinensis thường mọc ở Tây Tạng, Buhtan và vùng núi cao lạnh trên dãy Himalaya thì xác con trùng chỉ là môi trường để cây nấm Đông trùng hạ thảo sống ký sinh, hút dưỡng chất từ sự phân hủy của con trùng chết và các chất hữu cơ xung quanh được chuyển hóa và nuôi nấm phát triển, hoàn toàn không có “con nào” gọi là “con Đông trùng hạ thảo” hay có loài nào “nửa con – nửa cây” như sự tưởng tượng của một số người hiểu sai về nấm Đông trùng hạ thảo.
Nắm bắt nhu cầu thị trường, một số sản phẩm nấm Đông trùng hạ thảo quả thể được nuôi trồng có nguồn gốc từ Tây Tạng, Bhutan được bán với giá cao, tuy nhiên, cần phân biệt sản phẩm nuôi trồng và sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên. Vì sản phẩm tự nhiên rất quý hiếm và gần như đã được khai thác cạn kiệt.
Trong khi đó, sản phẩm đế Đông trùng hạ thảo được nuôi cấy ở Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc… chủ yếu là Cordyceps militaris dạng quả thể.
Tóm lại, Đông trùng hạ thảo dạng quả thể ở trong tự nhiên hay nuôi trồng một cách khoa học trong môi trường sạch, đều có tác dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên ở các môi trường và mức độ phát triển khác nhau, các loại nấm khác nhau, công nghệ nuôi cấy, nuôi trồng khác nhau sẽ cho các chỉ số các hoạt chất và tác dụng khác nhau.
Các loại nấm Đông trùng hạ thảo được làm giả, được kích hoạt hoặc âm ủ bằng các chất hóa học, đơn chất mang yếu tố nhân tạo sẽ không những không có lợi cho sức khỏe mà còn có thể gây hại và gây ra các nguy cơ bệnh tật phát sinh khi sử dụng. Do vậy, khi sử dụng, khách hàng nên có kiến thức về nấm Đông trùng hạ thảo và chọn đúng sản phẩm theo nhu cầu, phù hợp giá trị chất lượng của sản phẩm và giá tiền.
Nuôi cấy nấm Đông trùng hạ thảo sợi thể
Có những tài liệu nhầm lẫn khi cho rằng nấm Ophiocordyceps sinensis là nấm mọc trong tự nhiên và quý hiếm, còn nấm Cordyceps militaris là nấm nuôi trồng.
Nhầm lẫn thứ nhất, dù là nấm Ophiocordyceps sinensis hay nấm Cordyceps militaris và một số chủng loại thuộc nhóm nấm Ascomycetes, bộ Hypocreales đều có trong tự nhiên.
Nhầm lẫn thứ hai, hiểu sai về nấm Đông trùng hạ thảo cho nó là một loài “nửa con – nửa cây”; dòng nấm Ophiocordyceps sinensis khi mọc ký sinh trên xác con trùng.Con trùng là con trùng, cây nấm là cây nấm – hai thực thể được định nghĩa khác nhau, xác con trùng chỉ là môi trường để cây nấm ký sinh.
Lưu ý: Đa số dòng nấm quả thể được nuôi trồng ở Việt Nam, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản là dòng nấm Cordyceps militaris.
Nhầm lẫn thứ ba, nhiều người mặc định cách hiểu, cứ sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên thì tốt hơn sản phẩm được nuôi cấy, hoặc nuôi trồng bằng môi trường sinh học. Tốt hơn hay kém hơn về tiêu chí nào cần phải có những phân tích khoa học, và những ứng dụng lâm sàng trong thực tế để phân tích, cũng như tùy thuộc vào việc khoanh vùng ứng dụng theo kết quả nghiên cứu.
Nhầm lẫn thứ tư, không phân biệt được các giai đoạn phát triển và các hình thái phát triển của nấm. Lấy ví dụ đơn giản: Hạt đậu xanh, chúng ta gieo trồng trong môi trường tự nhiên sẽ mọc thành cây đậu xanh. Nếu bằng môi trường ủ giá sẽ thành cây giá đỗ, và không thể phát triển thành cây đậu xanh được. Ví dụ về ứng dụng đó cho thấy bản chất khác nhau của việc khai thác theo yếu tố nuôi trồng cây đậu xanh và ủ giá ăn sống. Không có sự so sánh cây đậu xanh hay cây giá cây nào tốt hơn cho sức khỏe con người, vì hai mục đích ứng dụng khác nhau. Tương tự như vậy, bằng công nghệ tách chiết hệ sợi, hoặc ứng dụng một số công nghệ khác, các doanh nghiệp khoa học có thể khai thác nấm ở dạng nuôi cấy bào tử hoặc khai thác hệ sợi (sợi thể), nên việc ứng dụng khoa học có thể nuôi cấy thành công các loại nấm dược liệu nói chung.
Ở nước ta, Công ty TNHH Công nghệ & Dược phẩm Biocare đã ứng dụng công nghệ tách chiết hệ sợi để nuôi cấy nấm Đông trùng hạ thảo (lưu ý “nuôi cấy” khác với “nuôi trồng”) thành công cả nấm Cordyceps militaris và nấm Ophiocordyceps sinensis bằng công nghệ tách chiết hệ sợi nấm (nấm sợi thể). Ngoài ra, Công ty Biocare còn nuôi cấy thành công nấm Linh chi đỏ, nấm Hầu thủ, nấm Vân chi và một số nấm thảo dược khác ở dạng sợi thể (hệ sợi).
Công nghệ tách chiết sợi thể nấm Đông trùng hạ thảo có ưu điểm, vào giai đoạn sợi thể (hay hệ sợi), các thành phần dinh dưỡng, các hoạt chất có hoạt tính sinh dược học của nấm như polysacharid, các axit amin, nguyên tố vi lượng,… đa dạng nhất và chiếm hàm lượng cao nhất, các chất hữu cơ chưa bị phân giải để tạo quả thể.
Ở giai đoạn sợi thể vách và màng tế bào chưa bị Xenlulozơ hóa như giai đoạn quả thể nên các chất trong tế bào dễ dàng được giải phóng giúp cơ thể hấp thụ nhanh và hiệu quả hơn, vì vậy ở góc độ khoa học giai đoạn sợi thể có thể cho một số hoạt chất cao hơn so với giai đoạn quả thể, nhưng để có chỉ số nào cụ thể còn tùy thuộc vào việc ứng dụng công nghệ trong cả khâu nuôi cấy và thu hoạch.
Giai đoạn sợi thể các sợi nấm phát triển mạnh mẽ đã tiết ra các enzim ngoại bào để thủy phân môi trường theo hướng có lợi, làm tăng các hoạt chất dược lý có trong nấm (như polysacharid, axit amin, adenosine, …), tuy nhiên kết quả các chỉ số dược tính giữa nấm sợi thể và nấm quả thể khác nhau, cao hơn bao nhiêu so với quả thể, cần phải được kiểm nghiệm thực tế theo khoa học và theo từng chỉ số được phân tích và kiểm nghiệm theo mẫu.
TS. Long Nguyễn – Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore