Viêm đường hô hấp trên hay gặp ở người cao tuổi, trẻ em, những người có hệ miễn dịch kém…
Hệ hô hấp của chúng ta được tính bắt đầu từ cửa mũi trước tới các phế nang trong phổi. Chức năng của hệ hô hấp trên là lấy không khí ngoài cơ thể, làm ẩm, sưởi ấm và lọc không khí trước khi đưa vào phổi. Là cơ quan tiếp xúc trực tiếp với không khí nên đường hô hấp trên gánh chịu hết mọi điều kiện bất lợi của môi trường như bụi, nóng, lạnh, hơi độc, virus, vi khuẩn…
Viêm đường hô hấp trên là tình trạng nhiễm trùng cấp tính đường hô hấp trên do ảnh hưởng của virus, vi khuẩn gây bệnh. Các loại viêm đường hô hấp trên thường gặp là cảm lạnh, viêm mũi họng, viêm xoang, viêm thanh quản.
Nguyên nhân gây bệnh viêm đường hô hấp trên
Viêm đường hô hấp trên nhìn chung có nguyên nhân từ sự xâm lấn trực tiếp của các virus hoặc vi khuẩn vào niêm mạc của đường hô hấp trên. Ngoài ra lớp dịch nhầy trong lòng mũi cũng giúp bắt giữ vi khuẩn và virus. Tổ chức nhung mao ở phế quản sẽ di chuyển ngược lên phía hầu họng để tống các tác nhân lạ xâm nhập vào đường tiêu hóa.
Tuy nhiên các virus và vi khuẩn xâm nhập cũng có những cơ chế chống lại các hàng rào của cơ thể. Chúng có thể sản sinh ra các chất độc để điều chỉnh hệ thống phòng ngự của cơ thể, hoặc biến đổi hình dạng, cấu trúc protein bao bọc bên ngoài để tránh bị phát hiện bởi hệ miễn dịch (thay đổi tính kháng nguyên). Các tác nhân khác nhau có rất nhiều cơ chế phong phú để vượt qua hàng rào của cơ thể người và gây bệnh.
Bị viêm đường hô hấp trên, người bệnh có biểu hiện nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, rát họng, ho, thậm chí khó thở, đau vùng xoang…Bệnh viêm đường hô hấp trên không quá nguy hiểm và có khả năng chữa dứt điểm. Tuy nhiên do thái độ chủ quan của người bệnh, tự điều trị tại nhà không theo chỉ định của bác sĩ gây nên các biến chứng nguy hiểm.
Cách hạn chế và phòng bệnh
Viêm đường hô hấp trên thường lui dần sau 5-6 ngày, có thể tự khỏi trong vòng 2 tuần. Mặc dù là các bệnh viêm đường hô hấp trên có triệu chứng không nặng nhưng lại ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân.
Khi bị viêm đường hô hấp trên, ngoài việc uống thuốc theo đơn bác sĩ, bạn và người nhà cần thực hiện như sau:
- Giữ ấm phần cổ, ngực, gan bàn chân.
- Khi tắm nên tắm bằng nước ấm trong phòng kín gió.
- Mặc quần áo mỏng, thoáng.
- Ở phòng thoáng mát, thông gió, không đóng kín cửa.
- Vệ sinh mũi sạch: Dùng nước muối sinh lí nhỏ mũi hoặc nước muối biển dạng phun sương xịt mũi (ngâm ấm nếu trời lạnh). Dùng ống hút 2 đầu để hút sạch dịch mũi. Nên làm ngày 3-4 lần.
- Xúc họng bằng nước muối sinh lí, dung dịch xúc họng.
- Tuân thủ việc thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng mỗi khi ho, hắt hơi.
- Ăn uống, nghỉ ngơi và rèn luyện thân thể khoa học, hợp lý.
- Uống nhiều nước, sữa, nước ép trái cây…
- Hạn chế đến nơi đông người vào mùa dịch bệnh và ra đường nhiều khi thời tiết chuyển lạnh.
- Có thể dùng thuốc để điều trị như là hạ sốt, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm nhằm ngăn chặn tình trạng sốt cao, co giật.
- Ngoài ra có thể dùng các loại thảo dược mà dân gian đã sử dụng đem lại hiệu quả cao cho việc điều trị viêm đường hô hấp trên như: chanh đào, húng chanh, tía tô, gừng, xả…kết hợp với mật ong làm nước uống, siro.
Xem thêm video được quan tâm
Hướng dẫn phòng bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ.