Hà Nội

Cách hạn chế nấm, ngứa vùng kín ở chị em

23-04-2024 09:43 | Bệnh phụ nữ
google news

SKĐS - Vùng kín của chị em luôn ẩm ướt, dễ bị vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm. Vì thế, các chị em cần phân biệt vùng kín bị ngứa do vệ sinh sai cách với dấu hiệu cảnh báo bệnh phụ khoa để tránh biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân và dấu hiệu khiến ngứa, nấm vùng kín

Âm đạo có cấu trúc là ống cơ - sợi, lót bởi lớp niêm mạc là biểu mô lát tầng không sừng hóa. Các tế bào bề mặt của biểu mô có chứa nhiều glycogen. Lớp biểu mô chịu ảnh hưởng tình trạng nội tiết sinh dục. 

Dịch tiết âm đạo bao gồm: dịch tiết từ lòng tử cung, cổ tử cung và các tuyến vùng âm hộ, các tế bào bề mặt bị bong tróc của biểu mô âm đạo, phần dịch thẩm thấu từ các lớp phía dưới biểu mô lát niêm mạc âm đạo.

Các chị em cần phân biệt vùng kín bị ngứa do vệ sinh sai cách với dấu hiệu cảnh báo bệnh phụ khoa để tránh biến chứng nguy hiểm. Ảnh minh hoạ

Các chị em cần phân biệt vùng kín bị ngứa do vệ sinh sai cách với dấu hiệu cảnh báo bệnh phụ khoa để tránh biến chứng nguy hiểm. Ảnh minh hoạ.

Khi mối cân bằng giữa các nhóm vi khuẩn bị phá vỡ, viêm nhiễm âm đạo sẽ dễ xảy ra. Nấm vùng kín chủ yếu gặp là nấm Candida (albican hay non-albican), trùng roi Trichomonas vaginalis.

Nguyên nhân bị nấm là do vệ sinh vùng kín sai cách, thay đổi nội tiết tố, quan hệ tình dục không lành mạnh, gặp stress kéo dài, nhiếm khuẩn và nhiễm nấm âm đạo, mụn rộp sinh học, sùi mào gà…

Triệu chứng khi bị nấm vùng kín dễ bị nhầm lẫn các bệnh phụ khoa khác, nhưng sẽ có những dấu hiệu điển hình, đó là:

  • Khí hư nhiều, bọt vàng, xanh, hoặc đặc quánh, hoặc loãng, sủi bọt.
  • Âm đạo ngứa, sưng tấy, đau buốt.
  • Vùng kín có mùi hôi.
  • Quan hệ tình dục thấy đau buốt, ra máu bất thường.
  • Tiểu rắt, buốt.
  • Vùng kín xuất hiện các mụn đỏ nhỏ li ti.

Các cách hạn chế ngứa, nấm ở vùng kín

  • Không thụt rửa vùng kín

Thụt rửa sẽ loại bỏ một số vi khuẩn bình thường trong âm đạo giúp bảo vệ bạn khỏi bị nhiễm trùng. Khoảng 80% vi khuẩn trong âm đạo là vi khuẩn có lợi cần được bảo vệ.

  • Không sử dụng các sản phẩm sữa tắm tạo bọt, thuốc xịt có chất tẩy rửa mạnh cho vùng kín.
  • Thường xuyên thay băng vệ sinh, miếng lót và quần lót. Không mặc đồ lót, quần bó sát, quần dài hoặc quần jean. Những thứ này có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể và độ ẩm ở vùng sinh dục của bạn, tăng nguy cơ phát triển nấm.
  • Uống đủ nước mỗi ngày. Mỗi ngày từ 2 - 3 lít nước, tốt cho sức khỏe và vùng phụ khoa.
  • Chọn đồ lót có đáy quần bằng cotton. Đồ lót cotton giúp bạn khô ráo, không giữ ấm và ẩm.
  • Tập thể dục để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Hệ miễn dịch chung sẽ giúp bảo vệ âm đạo khỏi những yếu tố gây hại như tạp khuẩn và nấm.
  • Luôn chú ý tới việc chọn lựa một loại dung dịch vệ sinh an toàn cho âm đạo, với tiêu chí để có thể bảo vệ hệ lợi khuẩn âm đạo, giúp chúng phát triển tốt và bảo vệ âm đạo khỏi nấm và các hại khuẩn với pH sinh lý 3.8 - 4.5.

Thăm khám ngay khi tình trạng âm đạo ngứa ngáy gây khó chịu, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Ảnh minh hoạ

Thăm khám ngay khi tình trạng âm đạo ngứa ngáy gây khó chịu, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Ảnh minh hoạ.

  • Giữ vệ sinh vùng kín đúng cách, bằng cách như sau: sử dụng nước ấm sạch để rửa vùng kín, sau đó lau bằng khăn mềm. Chọn dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp và lành tính, tránh sản phẩm có mùi thơm hoặc hóa chất độc hại.
  • Khi bị ngứa âm đạo, chị em không nên gãi bởi vô tình có thể gây tổn thương ở da, tạo điều kiện cho các vi khuẩn và nấm gây hại phát triển mạnh hơn.
  • Thăm khám ngay khi tình trạng âm đạo ngứa ngáy gây khó chịu, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Hãy chọn cơ sở y tế uy tín để được can thiệp xử trí và bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

Xem thêm video được quan tâm:

Bệnh lây qua đường tình dục.


BS. Nguyễn Thu Trà
Ý kiến của bạn