Trời lạnh, thời tiết thay đổi, chính là cơ hội thuận lợi làm khởi phát nhiều loại bệnh như sung huyết, nhiễm trùng, đau khớp, dị ứng. Hiện tượng này xảy ra do chúng ta không có khả năng tự bảo vệ cơ thể tránh khỏi sự tấn công của các tác nhân bình thường bên ngoài môi trường.
Đối với phụ nữ trung niên thì một trong những phiền toái về sức khỏe đối với họ là sự rệu rạo các khớp xương mỗi khi thay đổi thời tiết. Bên cạnh đó, khi trời lạnh, chúng ta thường ít vận động và luyện tập hơn, do đó cũng là một trong các nguyên nhân làm các bệnh xương khớp đau nhức nhiều hơn.
Nguyên nhân dễ mắc bệnh xương khớp ở phụ nữ trung niên
Ở lứa tuổi này nhất là giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, sự suy giảm của các hormone nữ là nguyên nhân quan trọng khiến cho họ dễ bị loãng xương và thoái hóa khớp. Phụ nữ mắc các bệnh như thoái hóa khớp, loãng xương, đau khớp gối. Những người ít vận động, gặp chấn thương, hay bê vác đồ vật nặng, béo phì, … cũng mắc các bệnh về xương khớp nhiều hơn.
Khi làm việc, lao động sai tư thế, thời tiết chuyển lạnh cũng gây ra những thay đổi lớn bên trong xương khớp như: cơ gân co, máu lưu thông đến các khớp xương giảm sút, sụn bị khô và mỏng khiến các đầu xương bị cọ xát mạnh khi vận động gây đau nhức. Đối tượng chịu đau nhức xương khớp do thời tiết rõ rệt nhất chính là phụ nữ trung niên.
Hạn chế và phòng ngừa đau xương khớp cho phụ nữ trung niên
Để phòng ngừa thoái hóa khớp và các bệnh đau nhức xương khớp vào mùa lạnh cho phụ nữ tuổi trung niên, bạn cần thực hiện:
Chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học
- Bổ sung đủ các dưỡng chất, vitamin A, C E, thực phẩm giàu axit béo Omega-3… Các thức trên có trong các loại cá da trơn, cá biển, các loại rau củ, trái cây tươi, màu xanh, đỏ, các loại hạt ngũ cốc, lạc, vừng, đậu nành.
- Cần hạn chế ăn các chất béo, hải sản hay các sản phẩm lên men, chế biến sẵn.
- Hạn chế bia rượu, thuốc lá.
- Phải uống đủ nước kể cả không thấy khát hay không ra mồ hôi vì thiếu hụt nước là nguyên nhân chính dẫn đến các chứng viêm đau xương khớp.
Thay đổi lối sống và tăng cường vận động
- Duy trì hoạt động thể chất, kể cả những ngày lạnh giá để cho các khớp được vận động kích thích. Tuân theo một chương trình tập thể dục với các bài tập vừa phải. Nên khởi động trước khi tập thể dục.
- Người bệnh có thể massage, tắm nước ấm, duỗi người thường xuyên và nghỉ ngơi đầy đủ.
- Hạn chế leo cầu thang, chơi các môn thể thao cần đến trụ đầu gối.
- Hãy đạp xe, đi bộ nhẹ nhàng hoặc vận động tại chỗ.
- Có thể ngâm chân tay với nước thảo dược như gừng, bạc hà, lá lốt
Hãy đi gặp bác sĩ nếu bạn thấy:
- Khớp sưng, đỏ, mềm hoặc ấm.
- Cơn đau kéo dài dai dẳng và đau tăng hơn.
- Sốt không rõ nguyên nhân.
- Biến dạng khớp.
- Các khớp sưng, đỏ tấy đột ngột.
- Khó khăn khi đi lại.
Xem thêm video được quan tâm
Từ 2026: Sẽ có vaccine tiêm phòng ung thư cổ tử cung miễn phí | SKĐS