Cách hạ men gan khi tăng cao

04-05-2024 10:30 | Phòng mạch online

SKĐS - Khi men gan tăng cao, người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp hạ men gan tại nhà an toàn như duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp, uống đủ nước, hạn chế rượu bia, không thức khuya, tránh xa căng thẳng, stress.

Men gan tăng do đâu?

Việc điều trị hạ men gan khi men gan tăng cao phải phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Trong một số trường hợp men gan tăng cao do nhất thời hoặc nồng độ men gan tăng nhẹ, sau một thời gian men gan sẽ quay trở về mức bình thường và người bệnh không cần phải điều trị.

Trong các trường hợp bệnh nhân được chỉ định làm xét nghiệm tìm nguyên nhân gây ra tình trạng men gan tăng cao, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị cụ thể cho từng người. Quan trọng hơn cả là cần tìm được nguyên nhân khiến men gan tăng để điều trị chứ không phải là hạ men gan một cách đơn thuần.

  • Với trường hợp người bệnh men gan tăng do rượu bia cần thay đổi lối sống, không uống rượu bia và các đồ uống có hại cho gan như: thực phẩm chứa nhiều gia vị, đồ ăn nhiều dầu mỡ… để gan không bị quá tải và cũng giúp hạ men gan.
  • Với những trường hợp men gan tăng do virus gây ra, người bệnh cần được điều trị với các thuốc kháng virus để ngăn chặn sự phát triển của virus, đây là cách để hạ men gan.
Cách hạ men gan khi tăng cao- Ảnh 1.

Men gan tăng cao nếu không được phát hiện và điều trị có thể gây ra một số bệnh lý về gan.

Những người có men gan tăng, tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc hạ men gan không rõ nguồn gốc. Bởi việc việc hạ men gan cần được thăm khám và điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa. Nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách, người bệnh tăng men gan có thể gặp những biến chứng nguy hiểm, bệnh tiến triển nặng.

Một số cách hạ men gan tự nhiên

Với những trường hợp men gan tăng không phải do virus, người bệnh có thể thực hiện một số cách tự nhiên dưới đây để hạ men gan cũng như làm giảm tổn thương ở gan:

  • Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý bằng cách không uống rượu bia hoặc dùng đồ uống có cồn, giảm bớt các thực phẩm cay nóng, dầu mỡ hoặc đồ ăn nhiều gia vị trong khẩu phần ăn hàng ngày. Người bệnh nên tăng cường các thực phẩm có nhiều vitamin như vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, các loại rau xanh, rau củ quả, trứng sữa, gan động vật…
  • Uống đủ nước là một cách hỗ trợ giúp quá trình đào thải chất ở gan hiệu quả hơn.
  • Duy trì lối sống lành mạnh bằng việc tập luyện thể dục thể thao đều đặn. Người bệnh không nên thức quá khuya, nên ngủ sớm và ngủ đủ giấc. Không sử dụng chất kích thích, tránh xa căng thẳng, stress trong cuộc sống và có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý.
  • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh lý nếu có. Những người có bệnh lý về gan hoặc những đối tượng có nguy cơ cao bị tăng men gan cần khám định kỳ 6 tháng/lần. Nếu phát hiện sớm tình trạng tăng men gan có thể giúp giảm các biến chứng sau này.
  • Tuân thủ đúng liệu trình điều trị của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý bỏ thuốc.
  • Tiêm phòng vaccine viêm gan đầy đủ.
Cách hạ men gan khi tăng cao- Ảnh 2.

Uống đủ nước, duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý có lối sống lành mạnh là cách để hạ men gan hiệu quả và an toàn.

Men găn tăng cao là bao nhiêu?

Men gan tăng tăng cao khi chỉ số men gan >200Ul/L. Với trường hợp men gan tăng cao có thể gây nguy cơ suy gan cấp và ảnh hưởng đến tính mạng. Thậm chí, nếu men gan tăng cao và người bệnh không được hạ men gan có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan như xơ gan hay ung thư gan. Các chỉ số về men gan được chia làm 3 mức độ từ nhẹ đến nặng:

  • Men gan tăng nhẹ là tình trạng men gan tăng cao <5 lần so với bình thường
  • Men gan tăng trung bình là chỉ số men gan tăng cao từ 5-10 lần so với bình thường
  • Men gan tăng nặng là chỉ số men gan tăng cao hơn 10 lần so với bình thường.

Men gan tăng cao có nguy hiểm không? Nếu trong trường hợp men gan tăng cao bất thường và không được phát hiện, điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như: xơ gan, ung thư gan, viêm gan cấp tính hoặc mạn tính, suy tim

Xem thêm video được quan tâm:

Dùng thuốc giảm cân, khiến bé 13 tuổi huyết áp tăng men gan cao | SKĐS


BSCKI. Phạm Thị Việt Anh
Phó trưởng khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện 19-8
Ý kiến của bạn