Bí ngô
Bí ngô để ở nơi thoáng mát với nhiệt độ khoảng 10 độ C cả tháng cũng không bị hỏng, mà còn trở nên 'giàu dưỡng chất hơn'.
Càng để lâu, bí càng có hàm lượng đường cao hơn (do đó có vị ngọt hơn) và giàu caroten. Những sắc tố chống oxy hóa này làm bí có màu cam, có tác dụng bảo vệ da và mắt. Các loại bí vào mùa lạnh chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn các loại bí mùa nóng.
Bạn có thể nướng cả vỏ, các chất dinh dưỡng sẽ được giữ lại nhiều hơn để thưởng thức. Các nhà nghiên cứu Malaysia đã chỉ ra rằng, cách nấu này làm tăng gấp 4 lần hàm lượng beta-carotene và gấp 40 lần so với lycopene, một loại carotene khác.
Táo
Bạn có thể tăng lợi ích của những quả táo khi để chúng dưới ánh nắng. Ngay cả sau khi thu hoạch, những quả táo vẫn nhạy cảm với tia UV, khiến chúng tự sản xuất chất chống oxy hóa để bảo vệ chính mình.
Hàm lượng vitamin C trong táo tăng gấp 6 lần sau 10 ngày. Những loại táo có màu đỏ ngọt hơn, giàu chất chống oxy hóa polyphenol hơn loại màu xanh lá cây.
Điều này cũng phù hợp với nấm, tạo ra nhiều vitamin D hơn khi được tiếp xúc với ánh sáng.
Củ cải đường
Theo hàng chục nghiên cứu, nitrat có trong củ cải đường có thể giúp làm mềm thành động mạch, do đó hỗ trợ phòng chống tăng huyết áp.
Mức giảm sẽ tương đương khi bạn dùng thuốc, với điều kiện tiêu thụ 250ml nước củ cải đường mỗi ngày.
Nó cũng là một "chất kích thích" tự nhiên để cải thiện hiệu suất và khả năng tập luyện thể chất của chúng ta, chẳng hạn như hiện tượng bị hụt hơi khi đi bộ nhanh...
Để tránh mọi nguy cơ ngộ độc thực phẩm, củ cải đường cần được ăn chín, trong súp hoặc món salad.
Củ cải đường thậm chí còn tốt hơn cho hệ tim mạch nếu chúng ta kết hợp chúng với hỗn hợp rau mầm – chứa nhiều polyphenol hơn các loại rau diếp sáng màu (như xà lách giòn) – và hạt óc chó (hoặc dầu óc chó) chứa nhiều omega-3.
Cây họ cải có màu
Súp lơ xanh, bắp cải đỏ hoặc cải xoăn giàu chất chống oxy hóa polyphenol và vitamin C. Ưu tiên cải Brussels vì đây là nhà vô địch về hàm lượng glucosinolate (một loại hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh và ni-tơ, giúp chống lại các chất gây ung thư).
Đặc biệt, cây họ cải có thể đóng vai trò như một lá chắn hỗ trợ chống lại bệnh ung thư đường tiêu hóa (ruột kết, dạ dày...).
Để không làm mất đi lợi ích của chúng khi nấu chín, hãy thêm một thìa cà phê hạt mù tạt xay, giúp khôi phục khả năng tạo ra các phân tử tốt này.
Tỏi và hành băm
Khi nấu chín, các loại hành tỏi dễ tiêu hóa hơn, ít gây khó chịu cho hơi thở và giàu quercetin hơn, một phân tử giúp hỗ trợ giảm mức cholesterol, nhưng hành tỏi ở dạng sống lại có nhiều đặc tính tốt.
Cần biết rằng trong quá trình nấu, chúng bị mất đi một số hợp chất lưu huỳnh giúp chống lại virus và vi khuẩn, do đó nếu ăn hành, tỏi ở dạng sống sẽ có tác dụng phòng chống cảm cúm rất hiệu quả. Tốt nhất là thái nhỏ và nghiền kỹ hành, tỏi, khi đó, chúng sẽ giải phóng ra nhiều hợp chất lưu huỳnh hơn.
Khi nấu nên để hành, tỏi băm nhỏ từ 10 đến 20 phút trước khi cho vào chảo.
Khoai tây có vỏ
Hơn 50% polyphenol được tìm thấy trong lớp vỏ khoai tây, lớp vỏ này cũng rất giàu chất xơ. Lớp vỏ làm chậm quá trình hấp thụ carbohydrate, giảm chỉ số đường huyết và tăng cảm giác no. Do đó ăn khoai tây cả vỏ sẽ rất tốt cho những người ăn kiêng. Khi đó, khoai tây hoạt động giống như một loại đường chậm. Để cả vỏ cũng hạn chế mất chất dinh dưỡng của khoai tây trong quá trình nấu nướng.
Ưu tiên các loại khoai tây hữu cơ, loại nhỏ, có vỏ mỏng và mịn, vì lớp vỏ bao phủ một bề mặt nhiều hơn so với các loại khoai to.
Phòng bệnh hô hấp khi thời tiết chuyển lạnh.