Hà Nội

Cách giảm nhẹ các triệu chứng COVID-19 tại nhà

22-02-2022 16:26 | Dược
google news

SKĐS - Đối với những trường hợp mắc COVID-19 nhẹ có thể điều trị tại nhà. Dưới đây là cách giảm nhẹ các triệu chứng ở mức độ nhẹ hoặc trung bình.

Nếu bạn bị nhiễm COVID-19 ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, bạn sẽ phải cách ly tại nhà để tránh lây nhiễm cho người khác. Một số cách dưới đây có thể giúp bạn làm giảm nhẹ các triệu chứng của COVID-19.

1. Các triệu chứng của COVID-19

1.1 Các triệu chứng COVID-19 dạng nhẹ

  • Sốt hoặc ớn lạnh
  • Ho
  • Nhức đầu, đau nhức cơ thể, đau họng
  • Mệt mỏi
  • Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn hoặc các vấn đề khác…

1.2 Các dấu hiệu và triệu chứng của COVID-19 nghiêm trọng cần phải cấp cứu

  • Khó thở
  • Đau dai dẳng hoặc cảm thấy áp lực trong ngực
  • Nhầm lẫn mới
  • Không có khả năng thức dậy hoặc không tỉnh táo
  • Môi, da hoặc móng tay màu nhợt nhạt, xám hoặc xanh lam (tùy thuộc vào màu da)
photo-1645519538906

Nghẹt mũi là một triệu chứng phổ biến của COVID-19.

Theo CDC (Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ), các tình trạng sau đây làm tăng nguy cơ phát triển COVID-19 nghiêm trọng:

  • Bệnh ung thư
  • Bệnh thận mãn tính
  • Các bệnh phổi mãn tính, bao gồm COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính), hen suyễn (trung bình đến nặng), bệnh phổi kẽ, xơ nang…
  • Bệnh lao
  • Sa sút trí tuệ hoặc các tình trạng thần kinh khác
  • Bệnh tiểu đường (loại 1 hoặc loại 2)
  • Hội chứng Down
  • Tình trạng tim (suy tim, bệnh mạch vành, bệnh cơ tim, tăng huyết áp…)
  • Nhiễm HIV
  • Tình trạng suy giảm miễn dịch, bao gồm hệ thống miễn dịch suy yếu do sử dụng kéo dài corticosteroid hoặc các loại thuốc làm suy giảm miễn dịch khác.
    Lưu ý: Một số người mắc bệnh tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp dùng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch của họ có thể có nguy cơ cao mắc COVID-19 nghiêm trọng.
  • Bệnh gan
  • Thừa cân và béo phì
  • Thai kỳ
  • Hút thuốc, hiện tại hoặc trong quá khứ
  • Đột quỵ hoặc bệnh mạch máu não, ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến não
  • Tình trạng sức khỏe tâm thần bao gồm trầm cảm, rối loạn tâm trạng và rối loạn phổ tâm than phân liệt.
  • Rối loạn sử dụng chất gây nghiện

2. Các biện pháp tự nhiên ứng phó với triệu chứng COVID-19 nhẹ

photo-1645519541573

- Khó thở: Nếu bạn đang có các triệu chứng khó thở, bạn nên nằm sấp hoặc úp mặt xuống thay vì nằm ngửa.

- Hụt hơi: Nếu khó thở khiến bạn lo lắng, bác sĩ có thể tư vấn các bài tập thở có thể hữu ích. Có thể tham khảo thực hiện một kỹ thuật thở đơn giản để giúp giảm căng thẳng liên quan đến COVID-19.

Một nghiên cứu công bố vào tháng 7/2021 trên Tạp chí Khoa học Thực phẩm & Dinh dưỡng cho thấy, trong các trường hợp nhiễm trùng nhẹ hoặc trung bình, duy trì hoạt động thể chất, ngủ bảy giờ mỗi ngày hoặc hơn, uống 2 lít nước trở lên mỗi ngày và tiêu thụ nhiều protein có nguồn gốc thực vật hơn… có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc phục hồi sớm và an toàn từ COVID-19.

- Ho: Để giúp kiểm soát cơn ho, hãy thử giảm ho bằng uống nước ấm hoặc trà nóng với chanh.

Mất nước: Để giảm nguy cơ mất nước, hãy uống nước thường xuyên và duy trì ăn uống. 

Cố gắng uống khoảng 1,5-2 lít nước mỗi ngày. Nếu mất nước do sốt, có thể bổ sung dung dịch điện giải như oserol.

Chán ăn: Để ăn uống dễ dàng hơn, hãy chọn những thức ăn dễ tiêu hóa, lỏng cho dễ nuốt. Mặc dù mất vị giác và khứu giác có thể khiến thức ăn không ngon miệng, nhưng chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp bạn hồi phục sức khỏe nhanh hơn.

3. Dùng thuốc không kê đơn cho COVID-19

photo-1645519544045

Một số loại thuốc không kê đơn có thể cải thiện các triệu chứng của COVID-19:

3.1 Sốt, đau đầu hoặc đau nhức toàn thân: Nếu sốt trên 38,5 độ C hoặc/và đau nhức toàn thân… có thể dùng acetaminophen (tylenol), naproxen hoặc ibuprofen. Cần lưu ý, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để đảm bảo dùng đúng liều lượng, khoảng cách giữa các liều dùng thuốc, không phạm phải chống chỉ định (những trường hợp không được dùng thuốc)… mục đích là để dùng thuốc an toàn, hiệu quả.

3.2 Nghẹt mũi: Nếu bạn đang rất nghẹt mũi, có thể sử dụng thuốc thông mũi trong thời gian ngắn, chẳng hạn như thuốc xịt mũi, có thể giúp thông mũi và mở rộng xoang giúp bạn thở dễ dàng hơn.

3.3 Tăng sức đề kháng cho cơ thể: Một số người có thể cần bổ sung vitamin C, hoặc/và kẽm để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc.

Bên cạnh đó, cần tập thể dục đều đặn hàng ngày sẽ giúp nâng cao miễn dịch cho cơ thể, giúp chống lại COVID-19.

Mời độc giả xem thêm video:

Hiểu đúng về sức đề kháng và cách tăng sức đề kháng



DS. Hoàng Thu Thủy
Ý kiến của bạn