1. Nhiệt giảm đau như thế nào?
Nhiệt là phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn cho hầu hết các cơn đau nhức. Nhiệt có thể được sử dụng dưới túi sưởi, miếng sưởi, chai nước nóng hoặc đèn nhiệt.
Tác dụng của nhiệt làm cho các mạch máu mở rộng (giãn ra), giúp đưa máu tới khu vực bị ảnh hưởng nhiều hơn, kích thích chữa lành các mô bị tổn thương; giúp làm dịu, trực tiếp giảm đau và giảm co thắt. Nhiệt cũng có thể làm cho các mô dẻo dai hơn, giảm bớt độ cứng của khớp…
Lưu ý, không dùng nhiệt nóng quá (chỉ ấm là đủ). Nếu chườm với nhiệt độ quá cao sẽ có nguy cơ bị bỏng. Do đó, khi chườm có thể đặt một chiếc khăn giữa nguồn nhiệt và da để bảo vệ da.
Chườm nóng có tác dụng giảm đau trong một số trường hợp.
Không nên sử dụng nhiệt trên vết thương mới, vì sẽ làm tăng chảy máu dưới da xung quanh vùng bị thương và có thể làm cho tổn thương trở nên tồi tệ hơn. Tuy nhiên, ngoại lệ đối với trường hợp đau do căng cơ thắt lưng mới khởi phát, thì nhiệt lại ữu ích vì rất nhiều cơn đau trong trường hợp này là do co thắt cơ hơn là tổn thương mô.
Chườm nhiệt thường hữu ích cho các trường hợp sau:
- Đau cơ do gắng sức quá mức.
- Đau nhức do đau cơ xơ háo và các tình trạng đau mạn tính khác.
- Chuột rút hoặc đau co thắt như đau bụng kinh…
2. Chườm lạnh (đá) giảm đau như thế nào?
Theo truyền thống, nước đá được sử dụng để điều trị chấn thương mô mềm nơi sưng tấy. Khi chườm lạnh, sẽ làm co mạch máu ở khu vực tổn thương làm giảm tuần hoàn tại chỗ... Từ đó giảm phản ứng viêm và đau cấp, giảm phù nề, giảm trương lực co cơ. Chườm lạnh cũng làm tê vùng tổn thương, nên cũng có tác dụng giảm đau cục bộ.
Chườm lạnh có thể giúp điều trị các vấn đề về khớp hoặc cơ bị sưng và viêm. Tuy nhiên nó chỉ có hiệu quả nhất trong vòng 48 giờ sau chấn thương và khi được thực hiện đúng cách.
Chườm lạnh có thể giúp điều trị các vấn đề về khớp hoặc cơ bị sưng và viêm.
Một số phương pháp chườm lạnh:
- Có thể sử dụng một túi chườm lạnh hoặc một túi lạnh bằng hóa chất áp trực tiếp vào khu vực bị viêm trong 20 phút, cứ sau 4 đến 6 giờ, trong 3 ngày.
- Ngâm hoặc nhúng vị trí tổn thương trong nước lạnh.
- Mát xa khu vực tổn thương bằng một khối đá lạnh hoặc một túi nước đá theo chuyển động tròn từ 2-5 lần một ngày, trong tối đa 5 phút, để tránh bị bỏng lạnh.
Lưu ý, không để một túi nước đá trên da quá lâu sẽ chỉ làm cho vết thương trầm trọng hơn.
3. Lưu ý khi sử dụng liệu pháp chườm nóng và chườm lạnh
Không sử dụng túi chườm nóng hoặc lạnh:
- Vết thương hở.
- Những người nhạy cảm với nóng hoặc lạnh (dễ bị tê khi lạnh).
- Người có bệnh lý mạch máu, máu lưu thông kém...
- Người bệnh đái tháo đường.
- Vết thương nhiễm trùng...
Ngoài ra, không chườm đá lên vai trái, nếu bạn bị bệnh tim. Không sử dụng túi nước đá xung quanh phía trước hoặc bên cổ. Nước đá gây ra hiệu ứng lâu dài hơn đối với sự lưu thông so với nhiệt. Ngoài ra, đặc tính giảm đau của nước đá sâu hơn và lâu dài hơn nhiệt.
Cả nhiệt và đá có thể được áp dụng lại sau một giờ nếu cần.
Mời bạn xem thêm video:
Những lầm tưởng tai hại khi dùng Baking Soda để làm trắng răng